Xe ô tô chạy yếu, tăng tốc chậm nguyên nhân tại sao?

Xe ô tô chạy yếu, tăng tốc chậm là dấu hiệu quan trọng cho thấy động cơ xe đang gặp vấn đề, cần sớm tìm nguyên nhân và xử lý.

Nguyên nhân xe ô tô chạy yếu, tăng tốc chậm


Áp suất xi lanh thấp

Để sinh công mạnh mẽ thì xi lanh động cơ phải có được áp suất cao. Độ nén càng cao thì công suất càng cao. Nếu độ nén thấp, công suất sinh ra sẽ bị thấp, dẫn đến xe bị tình trạng chạy yếu, tăng tốc chậm, không bốc.

Lọc nhiên liệu bị tắc

Lọc xăng/dầu bị tắc là một trong các nguyên nhân xe ô tô chạy yếu thường gặp nhất. Lọc xăng/dầu hoạt động lâu ngày sẽ bị tích tụ cặn bẩn. Nếu không được thay mới định kỳ dễ dẫn đến tình trạng lọc bị tắc, nghẹt, khiến lượng nhiên liệu bơm vào buồng đốt không đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đốt cháy sinh công của động cơ.

Xem thêm:

Lọc xăng bị tắc là một trong các nguyên nhân xe ô tô chạy yếu thường gặp nhất
Lọc xăng bị tắc là một trong các nguyên nhân xe ô tô chạy yếu thường gặp nhất

Kim phun bị tắc

Kim phun thường bị bám muội, do đó cần vệ sinh định kỳ. Nếu không được vệ sinh, kim phun sẽ dễ tắc, nghẹt làm ảnh hưởng đến lưu lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu. Điều này tác động không tốt đến hiệu quả của quá trình đánh lửa động cơ, dẫn đến tình trạng xe ô tô tăng tốc chậm, xe bị hụt ga, xe đề khó nổ

Bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu bị tắc


Bơm xăng/bơm cao áp bị yếu, đường ống nhiên liệu bị tắc, bị rò rỉ… cũng là một trong các nguyên nhân xe tăng tốc yếu. Do khi này lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ.

Bugi bị mòn

Khi bugi bị mòn, tia lửa điện thường không đủ mạnh và đánh lửa không đúng thời điểm. Điều này làm giảm hiệu quả quá trình đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu, từ đó giảm công suất động cơ, khiến xe tăng tốc yếu.

Xem thêm:

Bugi bị mòn có thể khiến xe tăng tốc yếu
Bugi bị mòn có thể khiến xe tăng tốc yếu

Lọc không khí bị tắc

Lọc không khí lọc sạch bụi bẩn cho không khí trước khi đi vào buồng đốt. Bộ lọc này hoạt động lâu ngày sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn gây tắc màn lọc. Điều này làm hạn chế lượng không khí đi vào buồng đốt, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đốt cháy sinh công của động cơ, gây ra nhiều bệnh như xe ô tô chạy yếu.

Cảm biến bị trục trặc

Các cảm biến giúp ghi nhận và truyền thông tin về cho ECU. Nhờ các dữ liệu này mà ECU có thể tính toán được lượng nhiên liệu, không khí và thời điểm đánh lửa chuẩn xác để quá trình đốt cháy diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cảm biến bị trục trặc như bị bẩn, lỗi, hỏng… thông tin truyền về ECU sẽ sai lệch, khiến việc tính toán cũng sai lệch theo.

Các loại cảm biến như cảm biến trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến Oxygen… khi bị trục trặc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển quá trình đốt cháy của ECU, dẫn đến công suất động cơ bị giảm, xe tăng tốc chậm hơn, yếu hơn.

Xem thêm:

Cảm biến bị lỗi có thể khiến xe tăng tốc chậm, yếu hơn bình thường
Cảm biến bị lỗi có thể khiến xe tăng tốc chậm, yếu hơn bình thường

Ống xả bị tắc

Bộ chuyển đổi xúc tác giúp giảm lượng ô nhiễm có trong khí thải. Nếu bộ chuyển đổi xúc tác bị trục trặc có thể gây tắc ống xả. Khi này, khí xả bị ùn ứ khiến động cơ tốn năng lượng nhiều hơn để đẩy khí thải ra ngoài. Điều này làm giảm công suất động cơ. Bên cạnh đó, ống xả bị tắc có thể gây ra dòng lực ngược sinh, khí thải không thoát được quay trở ngược lại buồng đốt, ảnh hưởng đến quá trình đánh lửa sinh công của động cơ, dẫn đến xe ô tô tăng tốc chậm, bị yếu…

Các dấu hiệu đi kèm


Khi động cơ yếu do các nguyên nhân trên bên cạnh dấu hiệu dễ thấy nhất là xe tăng tốc chậm, yếu hơn bình thường thì còn có một số dấu hiệu nhận biết đi kèm như:

Xe bị hao dầu động cơ

Động cơ yếu thường sẽ khiến xe bị hao dầu hơn bình thường. Vì động cơ hoạt động yếu nên để bù lại công suất phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến áp suất nén và áp suất đốt tăng cao, nhiệt độ piston tăng cao làm dầu nhanh hao hụt hơn.

Khí xả nhiều

Động cơ yếu thường thải ra khi xả nhiều khi khởi động hay khi vòng tua máy tăng cao. Nếu xe ra khói đen hoặc xanh nhạt cho thấy động cơ xe đang gặp vấn đề.

Dũng Phạm

Bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

*