Cách xử lý khi xe bị nổ lốp và kinh nghiệm phòng tránh

Nếu xử lý xe bị nổ lốp không đúng cách, xe có thể tông trực diện vào dải phân cách hay xe khác, gây ra va chạm nghiêm trọng.

Nổ lốp ô tô nguy hiểm thế nào? Đã có rất nhiều vụ việc tai nạn thương tâm do nổ lốp xe gây ra. Khi bị nổ lốp, xe sẽ rất chao đảo dễ rơi vào tình huống mất kiểm soát. Nếu xử lý không đúng cách, xe có thể bị lật hay mất lái tông trực diện vào dải phân cách, va chạm với các phương tiện khác đang lưu thông.

Cách xử lý khi xe bị nổ lốp


Khi xe ô tô bị nổ lốp để an toàn người lái hãy xử lý theo các bước sau:

Giữ chặt vô lăng

Cách xử lý khi xe bị nổ lốp ô tô đầu tiên là giữ chặt vô lăng và hướng cho xe đi thẳng. Khi ô tô bất ngờ bị nổ lốp, xe sẽ rất chao đảo. Do đó người lái cần giữ chặt vô lăng cho xe tiếp tục đi thẳng. Nếu xe bị lệch, kéo sang một bên hãy bẻ lái hướng ngược lại để xe đi đúng vào làn đường của mình, hạn chế tình trạng xe lao ra dải phân cách hay lấn sang làn xe khác.

Cách xử lý khi xe bị nổ lốp đầu tiên là giữ chặt vô lăng và hướng cho xe đi thẳng
Cách xử lý khi xe bị nổ lốp đầu tiên là giữ chặt vô lăng và hướng cho xe đi thẳng

Từ từ giảm nhẹ chân ga

Khi ô tô bị nổ lốp xe sẽ bị xóc rất mạnh. Do đó cần phải kiểm soát tốc độ xe. Bước xử lý khi xe bị nổ lốp tiếp theo là giảm nhẹ chân ga. Tuyệt đối không lập tức nhả chân ga mà hãy nhả từ từ.

Rà phanh

Sau khi từ từ nhả nhẹ chân ga, tốc độ giảm hãy bắt đầu rà phanh để giảm tốc độ.

Quan sát và tấp vào lề

Khi đã kiểm soát được tình hình hãy bật đèn khẩn cấp để báo hiệu các xe phía sau. Tiếp đến quan sát rồi cho xe tấp vào lề, dừng đỗ ở vị trí an toàn. Tuyệt đối không dừng xe giữa đường nếu xe có thể di chuyển được.

Thay lốp hoặc gọi cứu hộ

Khi xe đã dừng đỗ vào nơi an toàn, nếu có sẵn lốp dự phòng thì tiến hành thay lốp dự phòng. Trong trường hợp không có thì hãy gọi dịch vụ cứu hộ để kéo xe về.

Khi xe đã dừng đỗ vào nơi an toàn, nếu có sẵn lốp dự phòng thì tiến hành thay lốp dự phòng
Khi xe đã dừng đỗ vào nơi an toàn, nếu có sẵn lốp dự phòng thì tiến hành thay lốp dự phòng

Lưu ý khi xử lý xe ô tô bị nổ lốp


Khi xe ô tô bị nổ lốp cần lưu ý:

Không đạp phanh gấp

Cách xử lý khi xe bị nổ lốp đầu tiên theo phản xạ của nhiều người sẽ là đạp nhồi phanh để xe dừng lại nhanh chóng. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi ô tô bị nổ lốp lúc đang chạy tốc độ cao hay ô tô bị nổ lốp trên đường cao tốc. Bởi phanh gấp dễ khiến xe bị nghiêng, mất trọng tâm dẫn đến bị lật. Trường hợp này thường gặp với các dòng xe gầm cao 5 chỗ, 7 chỗ như SUV, crossover… Một tình huống đó là phanh gấp sẽ làm các bánh xe còn lại mất độ bám, trượt dẫn đến mất lái.

Không đánh lái mạnh

Khi bị nổ lốp, xe thường chao đảo nên rất khó điều khiển vô lăng, nhất là khi xe bị nổ lốp trước. Nhiều người hốt hoảng và đánh mạnh tay lái. Điều này không những không giúp ích gì mà ngược lại còn khiến tình huống thêm nghiêm trọng.

Không đột ngột thả chân ga

Không ít người tưởng rằng nếu đột ngột thả chân ga thì xe sẽ chạy chậm lại. Tuy nhiên thực tế thì cách giảm tốc này rất nguy hiểm. Bởi có thể khiến xe bị mất kiểm soát dẫn đến xe mất lái. Khi bị nổ lốp, xe vẫn còn trớn nên nếu thả chân ga xe sẽ bị lao đi tự do. Còn nếu đạp chân ga, xe có thể được hỗ trợ phanh bằng động cơ. Do đó thay vì thả ngay chân ga hãy từ từ giảm chân ga kết hợp rà phanh.

Khi xe bị nổ lốp tuyệt đối không đột ngột thả chân ga
Khi xe bị nổ lốp tuyệt đối không đột ngột thả chân ga

Xem thêm:

Nguyên nhân ô tô bị nổ lốp


Có nhiều nguyên nhân ô tô bị nổ lốp như:

Lốp non hơi hoặc quá căng

Rất nhiều vụ nổ lốp nguyên nhân do lốp bị non hơi thiếu áp suất. Khi lốp xe bị thiếu áp suất, lốp xe sẽ phải chịu áp lực lớn hơn. Ngoài ra bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường cũng nhiều hơn khiến lốp dễ bị nóng nên dễ bị nổ lốp. Ngược lại nếu lốp quá căng cũng có rủi ro bị nổ lốp, nhất là khi bị chèn ép mạnh, va đập đột ngột. Do thành lốp phải chịu áp lực cao từ bên trong.

Bị vật sắc nhọn đâm

Đây là nguyên nhân nổ lốp thường gặp nhất. Lốp ô tô khi cán phải vật sắc nhọn như đinh, đá, miếng sắt… có thể bị thủng nhưng cũng có thể nổ, nhất là khi xe đang chạy tốc độ cao.

Bị vật sắc nhọn đâm là một trong các nguyên nhân nổ lốp thường gặp nhất
Bị vật sắc nhọn đâm là một trong các nguyên nhân nổ lốp thường gặp nhất

Xem thêm:

Va đập đột ngột

Một nguyên nhân xe nổ lốp khác đó là lốp bị va đập đột ngột, đập mạnh vào ổ gà hay gờ sắt nhọn. Trường hợp dễ xảy ra khi xe đang chạy tốc độ cao.

Lốp cũ, bị mòn nhiều

Theo khuyến cáo thời gian sử dụng của lốp ô tô là 5 năm kể từ ngày sản xuất. Trong trường hợp sau 5 năm lốp chưa mòn nhiều và vẫn dùng được thì nên kiểm tra tối thiểu mỗi năm một lần và không sử dụng quá 10 năm.

Khi lốp ô tô quá cũ, bị mòn nhiều, bề mặt lốp thường rạn nứt, những sợi cao su hay sợi bố bắt đầu bị tách ra khiến vỏ lốp mỏng hơn, khả năng chịu áp lực yếu đi. Nếu gặp điều kiện chịu áp lực lớn như xe tải chở nặng, chạy tốc độ cao, vấp phải ổ gà hay vật sắc nhọn… thì lốp rất dễ bị nổ.

Khả năng chịu áp lực của lốp ô tô cũ yếu hơn nên dễ bị nổ khi gặp lực va đập mạnh
Khả năng chịu áp lực của lốp ô tô cũ yếu hơn nên dễ bị nổ khi gặp lực va đập mạnh

Chở quá tải trọng

Lốp và cả xe ô tô đều được thiết kế với một khả năng chịu tải nhất định. Nếu chở quá tải trọng, lốp sẽ phải chịu áp lực cao, thậm chí vượt mức cho phép nên rất dễ phát nổ.

Xem thêm:

Vì sao có nhiều vụ nổ lốp xe trên đường cao tốc?


Năm 2015, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương ghi nhận 1.760 phương tiện bị nổ lốp, thủng lốp. Năm 2014 là 1.864 vụ và năm 2013 là 2.258 vụ. Theo phân tích chuyên gia, khi chạy trên đường cao tốc, do đường cao tốc có độ nhám cao, xe lại chạy tốc độ cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt làm không khí giãn nở khiến lốp bị “pan”, dẫn đến sự cố. Nếu lốp cũ, lốp yếu, lốp kém chất lượng khi chạy đường cao tốc sẽ dễ bị nổ hơn.

Đường cao tốc có độ nhám cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt do đó khiến lốp dễ bị nổ hơn khi lốp bị yếu
Đường cao tốc có độ nhám cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt do đó khiến lốp dễ bị nổ hơn khi lốp bị yếu

Cách phòng tránh xe bị nổ lốp


Để phòng tránh xe bị nổ lốp trên đường nên:

Kiểm tra lốp định kỳ

Nên kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp lốp định kỳ. Nếu lốp đã mòn nên thay mới, tránh cố gắng sử dụng bởi sẽ rất nguy hiểm. Sau thời gian sử dụng 5 – 6 năm nên thay lốp mới. Kể cả khi mặt lốp chưa mòn nhiều thì việc lão hoá tự nhiên bên trong cũng đã làm giảm khả năng chịu tải của lốp. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi áp suất lốp. Để dễ theo dõi có thể trang bị cảm biến áp suất lốp nếu xe chưa có.

Nên kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp lốp định kỳ
Nên kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp lốp định kỳ

Bơm lốp bằng khí nitơ

Theo một số chuyên gia, khi bơm lốp bằng khí nitơ, khả năng truyền dẫn tiếng ồn thấp hơn nên tạo độ êm ái, giảm sinh nhiệt khi chạy tốc độ cao. Đó là lý do vì sao nhiều người thường xuyên lái xe đường cao tốc chọn bơm lốp bằng nitơ.

Sử dụng lốp không săm

Lốp ô tô có hai loại phổ biến là lốp có săm và lốp không săm. Theo các chuyên gia, lốp không săm thường ít bị nổ lốp hơn lốp có săm. Nếu bị chém, cắt, va đập đột ngột thì thông thường lốp không săm chỉ bị thủng và xuống hơi từ từ. Do đó nếu có thể nên ưu sử dụng lốp không săm.

Minh Phạm

Bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

*