Nếu thấy giảm xóc có tiếng kêu, bị chảy dầu, cứng không còn đàn hồi tốt… thì đây là các dấu hiệu hỏng giảm xóc, cần kiểm tra ngay.
Giảm xóc (phuộc) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo ô tô, giúp hấp thụ và giảm các xung lực. Giảm xóc sẽ chuyển đổi động năng của các xung lực thành nhiệt năng để tiêu tán nhanh chóng.
Dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động giảm xóc mà hiện có các loại giảm xóc ô tô sau:
- Giảm xóc 1 ống
- Giảm xóc 2 ống
- Giảm xóc khí nén 2 ống
- Giảm xóc lò xò khí nén
- Giảm xóc khí nén thuỷ lực
- Giảm xóc Vario
Tuổi thọ của giảm xóc ô tô
Theo các chuyên gia thông thường sau từ 80.000 – 140.000 km vận hành hệ thống giảm xóc ô tô sẽ bắt đầu yếu dần. Rất khó để xác định tuổi thọ giảm xóc ô tô bởi tuổi thọ của giảm xóc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện đường sá, thói quen lái xe, mức chịu tải…
Xem thêm:
- Nguyên nhân vô lăng bị nặng
- Những lưu ý khi chỉnh thước lái ô tô
- Cách kiểm tra khi bị hiện tượng xe bị rung giật
Dấu hiệu hỏng phuộc giảm xóc ô tô
Khi hệ thống giảm xóc ô tô gặp trục trặc xe thường có các dấu hiệu:
Giảm xóc bị kêu cót két
Giảm xóc phát ra tiếng kêu lạ là một trong các dấu cho thấy xe bị hiện tượng hỏng giảm xóc. Tiếng kêu phát ra có thể do ống giảm xóc đã bị biến dạng, bị gỉ sét… cọ xát vào ống bọc, thân xi lanh. Ngoài ra, bạc trước bị mòn, khô dầu, ty thủy lực bị cong… cũng có thể gây ra tiếng cót két.
Giảm xóc bị chảy dầu
Thông thường giảm xóc sẽ có một lớp dầu mỏng bám trên trục piston. Lớp dầu này có tác dụng bôi trơn giúp giảm xóc hoạt động trơn tru và ổn định. Do đó nếu chỉ thấy giảm xóc bám một màng dầu mỏng thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên nếu giảm xóc bị chảy dầu nhiều thì đây là dấu hiệu cho thấy giảm xóc đang gặp vấn đề. Nguyên nhân giảm xóc bị chảy dầu có thể do phớt làm kín bị hở, ty thuỷ lực bị cong vênh, moay ơ bị mòn…
Xem thêm:
- Xe ô tô kêu cạch cạch nguyên nhân do đâu?
- Cách khắc phục khi xe ô tô chạy yếu
- Xe bị giật khi lên ga phải làm sao để hết?
Giảm xóc bị cứng
Giảm xóc bị cứng là một trong các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô, hệ thống giảm xóc đã đến lúc cần phục hồi hoặc thay mới. Bởi khi này giảm xóc không còn khả năng đàn hồi nên khi xe chạy, nhất là chạy qua các gờ giảm tốc, ổ gà, đường xấu… xe sẽ bị dằn xóc mạnh.
Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp
Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp là dấu hiệu cho thấy phuộc giảm xóc đã bị hư hỏng khá nặng, không còn khả năng đàn hồi. Lỗi này khá nghiêm trọng cần sớm kiểm tra và khắc phục bởi có thể gây nguy hiểm.
Vô lăng bị rung, bị lệch, xe bị trượt
Khi bị hao mòn, hư hỏng… hệ thống giảm xóc có thể bị yếu đi. Điều này làm giảm độ bám đường của lốp xe, ảnh hưởng đến hệ thống lái khiến vô lăng bị lệch, bị rung, xe bị trượt…
Lốp mòn không đều
Vì giảm xóc gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng bám đường của lốp xe. Do đó lốp thường xảy ra tình trạng mòn không đều.
Cách kiểm tra giảm xóc ô tô
Hướng dẫn kiểm tra giảm xóc ô tô:
Bước 1: Đậu xe trên nền bằng phẳng, kéo phanh tay.
Bước 2: Quan sát giảm xóc hai bên bánh trước, xem có cân bằng, có chênh lệch cao thấp hay không. Để biết chính xác nên đo độ cao rồi so sánh với thông số chuẩn của hệ thống treo xe. Nếu độ cao không đúng với thông số chuẩn thì khả năng cao là giảm xóc đã gặp vấn đề.
Bước 3: Kiểm tra chi tiết lò xò, ống nhún, bu lông, đệm cao su… Xem có chi tiết nào bị nứt, gãy, hư hỏng hay không…
Kinh nghiệm sửa chữa, bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Để hệ thống giảm xóc hoạt động hiệu quả, ổn định nên kiểm tra, bảo dưỡng giảm xóc ô tô định kỳ. Việc kiểm tra giảm xóc định kỳ giúp nắm rõ tình trạng giảm xóc, sửa chữa kịp thời nếu giảm xóc gặp trục trặc, cũng như biết chính xác khi nào cần thay giảm xóc ô tô.
Nếu phuộc giảm xóc bị hư hỏng nhẹ có thể sửa chữa và phục hồi, không nhất thiết cứ hư là phải thay mới. Tuy nhiên nếu giảm xóc bị hư hỏng nặng do va chạm, đã quá tuổi thọ tốt nhất nên thay mới. Giá giảm xóc ô tô hiện nay dao động tầm 1 – 3 triệu đồng.
Văn Dương