3 tình huống dễ mất tiền nhất khi mua ô tô cũ ở Việt Nam

Nếu đi mua ô tô cũ mà bỏ qua 3 tình huống dưới đây, bạn hoàn toàn có thể nhận về những “bài học” đắt giá vì mất tiền oan.

Không đọc thật kỹ các điều khoản hợp đồng

Theo kinh nghiệm mua xe ô tô cũ, đây là lỗi gặp ở rất nhiều các chủ xe mua ô tô cũ, đôi khi là với cả những người đã dùng xe nhiều năm. Việc đọc kỹ hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản ràng buộc quyền lợi trách nhiệm của đôi bên cần phải làm ngay cả khi bạn mua xe cũ từ đại lý. Trong thực tế, khi tiến hành giao dịch mua xe giữa cá nhân với cá nhân, việc làm hợp đồng mua bán thường rất sơ sài và gần như chỉ được gọi là một “biên bản chuyển giao tài sản” chứ không phải hợp đồng bởi thiếu các điều khoản về trách nhiệm.

Do vậy, không ít các chủ xe phải nhận “trái đắng” vì mua xong lại phát sinh tranh chấp bởi xe là tài sản thế chấp ngân hàng, nguồn gốc không thực sự minh bạch… Với những trường hợp này, khi đưa ra pháp luật, chủ xe hơi cũ thường là người phải chịu thua thiệt bởi hợp đồng không ràng buộc trách nhiệm của phía bán xe.

Bạn nên soạn thảo hợp đồng mua bán xe kỹ lưỡng ngay cả khi mua xe của người quenBạn nên soạn thảo hợp đồng mua bán xe kỹ lưỡng ngay cả khi mua xe của người quen

Xem thêm Thủ tục mua bán xe ô tô cũ gồm những gì

Để tránh mắc phải tình huống này, bạn nên đọc thật kỹ bản hợp đồng mua bán ô tô cũ trước khi đặt bút ký. Ngoài việc để rõ ràng các thông tin của cả bên bán và bên mua, trong hợp đồng cũng cần có các điều khoản như: nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của cả bên bán và bên mua. Đặc biệt, bạn còn cần bên bán chịu trách nhiệm với mọi tranh chấp phát sinh khi liên quan đến chủ cũ của xe. Trong trường hợp không nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn thêm từ các luật sư hoặc cơ quan có thẩm quyền để tránh mất tiền oan.

Nên đọc kỹ hợp đồng để kịp thời bổ sung các điều khoản nếu thấy bất ổnNên đọc kỹ hợp đồng để kịp thời bổ sung các điều khoản nếu thấy bất ổn

Chuyển hết tiền khi chưa nhận xe

Việc trả toàn bộ 100% tiền mua xe ô tô cũ hết trước khi nhận xe hoặc ngay cả sau khi nhận xe nhưng chưa làm xong giấy tờ, thủ tục cũng có thể là nguyên nhân khiến các chủ xe mất tiền. Nguyên nhân là bởi nếu trước khi nhận xe đã thanh toán hết 100% thì có thể dẫn tới trường hợp người bán khất hẹn và không giao xe. Tháng 7/2017, giới mua bán ô tô từng xôn xao bởi thông tin một đại lý sau khi nhận đủ tiền lại không giao xe đúng theo lịch hẹn. Sau nhiều lần lỡ hẹn, cửa hàng đóng cửa và chủ sở hữu cũng “biến mất”.

Theo nhiều người mua xe hơi cũ có kinh nghiệm, trước khi nhận xe, chủ xe chỉ nên thanh toán từ 30% đến 70% giá trị của chiếc xe. Việc thanh toán nốt số tiền còn lại chỉ nên được thực hiện khi đã hoàn tất toàn bộ thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu xe. Để đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên, tiến trình thanh toán này cũng cần được quy định rõ ràng trong hợp đồng.

Chuyển hết tiền trước khi nhận xe có thể khiến bạn “mất trắng” và không nhận được xe theo lịch hẹnChuyển hết tiền trước khi nhận xe có thể khiến bạn “mất trắng” và không nhận được xe theo lịch hẹn

Sở dĩ cần đợi đến khi hoàn thành thủ tục là để đảm bảo chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe ô tô cũ. Điều này cần phải làm ngay cả khi bạn mua ô tô cũ chính chủ. Rất nhiều trường hợp đã phải nhận “trái đắng” vì đến cơ quan chức năng mới phát hiện ra chiếc ô tô mình đã mua là xe nhập lậu được “bắn” lại số khung, số máy.

Mua phải xe ô tô cũ bị “thủy kích”, xe taxi thanh lý

Xe ô tô bị thủy kích là những chiếc xe bị ngâm nước lâu ngày, còn xe taxi thanh lý là xe thải ra từ các hãng taxi sau khi đã chạy đến mức “tã”. Thông thường, các loại xe này đều xuống cấp trên mọi phương diện: máy móc, hệ thống điều hòa, hệ thống điện, trang bị nội thất… Tuy nhiên, khi qua tay các thợ xe, những chiếc xe này sẽ trở nên bóng bẩy và thường được rao bán với “giá hời”.  Những người lần đầu đi mua xe hoặc ham mua ô tô cũ giá rẻ thường rất dễ rơi vào tình huống này.

Cẩn trọng trước xe taxi thanh lý “lên đời” thành xe gia đìnhCẩn trọng trước xe taxi thanh lý “lên đời” thành xe gia đình

Nếu chọn phải những chiếc xe trên, bạn sẽ phải chi trả những khoản tiền khổng lồ cho việc sửa chữa và phải ghé thăm các xưởng bảo dưỡng hàng tuần để giúp xe vận hành. Có nhiều trường hợp, khoản tiền sửa chữa chỉ trong thời gian 1 – 2 năm thậm chí còn vượt cả tiền mua xe gốc. Để tránh tình trạng này, khi đi chọn xe, bạn cần dẫn thêm những người thân có nhiều kinh nghiệm về xe hơi hoặc nhờ các thợ sửa xe chuyên nghiệp để có được sư tư vấn chính xác về chất lượng và giá cả của xe.

Xem thêm Cách phát hiện xe taxi hoàn lương khi mua ô tô cũ

Trên đây là 3 tình huống thường khiến các chủ xe mất tiền khi mua ô tô cũ tại Việt Nam. Hy vọng rằng những kinh nghiệm được chia sẻ này sẽ giúp các chủ xe dễ dàng hơn trong việc chọn được một chiếc xe tốt làm phương tiện di chuyển cho bản thân và gia đình.

Trịnh Hùng