Hướng dẫn các kỹ thuật đánh vô lăng ô tô chuẩn xác, an toàn

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xử lý và độ chính xác khi điều khiển vô lăng.

Các kỹ thuật đánh lái ô tô


Có 2 kỹ thuật đánh vô lăng ô tô cơ bản là: đánh lái chéo tay và đánh lái kéo đẩy.

Đánh lái kéo đẩy

Đánh lái kéo đẩy (Push and Pull) thường sử dụng khi xe chạy ở tốc độ cao. Cách đánh tay lái này có ưu điểm đánh lái mượt, phạm vị hoạt động tay linh hoạt giúp định hướng chính xác, có thể xử lý nhanh các tình huống bất ngờ. Trong trường hợp va chạm, túi khí có khoảng trống an toàn để bung ra, không gây tổn thương cho người lái.

Hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô kéo đẩy (giả sử trường hợp đánh lái để xe rẽ về bên trái):

  1. Đặt cả 2 tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng – vị trí 12 giờ
Đặt cả 2 tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng – vị trí 12 giờ
Đặt cả 2 tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng – vị trí 12 giờ
  1. Tay trái kéo vô lăng xoay theo hướng bên trái đưa vô lăng xuống điểm thấp nhất – vị trí 6 giờ. Lúc này tay phải cầm hờ bên phải.
Tay trái kéo vô lăng xoay theo hướng bên trái đưa vô lăng xuống điểm thấp nhất – vị trí 6 giờ
Tay trái kéo vô lăng xoay theo hướng bên trái đưa vô lăng xuống điểm thấp nhất – vị trí 6 giờ
  1. Tay phải đẩy vô lăng xoay theo hướng bên phải đưa vô lăng từ vị trí 6 giờ lên trở lại vị trí 12 giờ.
Tay phải đẩy vô lăng xoay theo hướng bên phải đưa vô lăng từ vị trí 6 giờ lên trở lại vị trí 12 giờ
Tay phải đẩy vô lăng xoay theo hướng bên phải đưa vô lăng từ vị trí 6 giờ lên trở lại vị trí 12 giờ
  1. Tiếp tục thao tác kéo xuống và đẩy lên như vậy

Đánh lái chéo tay

Đánh lái chéo tay (Hand over hand) thường sử dụng khi xe chạy ở tốc độ thấp. Cách đánh tay lái này có ưu điểm đánh lái nhanh hơn. Bên cạnh có thể chủ động với lực nhiều hơn, phù hợp sử dụng ở những xe vô lăng nặng kiểu thể thao như các dòng xe BMW hay xe vô lăng trợ dầu như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Nissan Terra

Tuy nhiên cách đánh vô lăng xe ô tô này có nhược điểm là dễ gây cản trở trong trường hợp túi khí bung ra. Bởi tay đang bắt chéo trước vô lăng nên nếu xe va chạm mạnh, túi khí bung ra có thể khiến tay đập thẳng vào mặt. Do đó kỹ thuật đánh lái này được khuyên chỉ nên sử dụng khi xe di chuyển trong phố ở dải tốc thấp.

Hướng dẫn đánh lái vô lăng ô tô chéo tay (giả sử trường hợp đánh lái để xe rẽ về bên trái):

  1. Đặt tay theo cách cầm vô lăng chuẩn là vị trí 9:15 phút (hay còn gọi là 9 giờ – 3 giờ)
Đặt tay theo cách cầm vô lăng chuẩn là vị trí 9:15 phút
Đặt tay theo cách cầm vô lăng chuẩn là vị trí 9:15 phút
  1. Tay phải và tay trái cùng đẩy vô lăng xoay vòng về bên trái
  2. Khi tay trái đang xuống gần điểm thấp như vị trí 8 giờ thì buông tay trái ra rồi bắt chéo tay trái lên phía trên vị trí 12 giờ hoặc 1 giờ.
Khi tay trái đang xuống gần điểm thấp như vị trí 8 giờ thì buông tay trái ra rồi bắt chéo tay trái lên phía trên vị trí 12 giờ hoặc 1 giờ
Khi tay trái đang xuống gần điểm thấp như vị trí 8 giờ thì buông tay trái ra rồi bắt chéo tay trái lên phía trên vị trí 12 giờ hoặc 1 giờ
  1. Tiếp tục thao tác kéo xuống và bắt chéo tay như vậy

Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay là tập hợp các chuyển động nối tiếp nhau một cách tuần tự. Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô lăng ở vị trí chuẩn như trên. Nếu tính được góc độ quay vô lăng có thể linh hoạt chọn vị trí nắm của 2 tay theo ý muốn.

Cách đánh lái này gồm các bước xoay vô lăng đòi hỏi độ chính xác cao, cả 2 tay đều phải thao tác nhanh và chuẩn. Tuyệt đối không để tay lái quay tự do khi đánh lái.

Lưu ý khi đánh vô lăng ô tô


Khi đánh lái vô lăng xe ô tô cần lưu ý:

  • Không vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay bởi lòng bàn tay thường ra mồ hồi nên dễ trơn trượt, rất nguy hiểm.
  • Không quay vô lăng bằng cách nắm chấu vô lăng bởi phạm vị hoạt động rất hạn chế.
  • Có thể xoay vô lăng khi lùi xe bằng 1 tay, tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyên nên tập thói quen xoay bằng 2 tay để kiểm soát lực vô lăng tốt hơn.
Lưu ý không vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay
Lưu ý không vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay

Để việc đánh lái vô lăng chuẩn xác, dễ dàng, linh hoạt cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống lái trên xe như vô lăng, thước lái, bơm trợ lực lái, góc đặt bánh xe, tình trạng lốp xe… Nếu phát hiện xe bị lệch tay lái, xe bị nhao lái, xe bị lệch thước lái, vô lăng bị nặng… cần đưa xe đi kiểm tra và khắc phục sớm nhất có thể. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra điều chỉnh vô lăng, điều chỉnh ghế sao cho có được tư thế ngồi thoải mái nhất.

Mạnh Quỳnh

Bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

*