Khoảng giá: 825 triệu - 1,1 tỷ
Tháng 2/2022, phiên bản nâng cấp của Mitsubishi Outlander chính thức ra “trình làng”. Lần nâng cấp này Outlander chỉ còn 2 phiên bản: 2.0 CVT và 2.0 CVT Premium. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại trên website chính thức của hãng Mitsubishi tại Việt Nam vẫn còn bản Outlander 2.4 CVT Premium. Những nội dung trong bài viết được Danchoioto.vn đánh giá dựa trên phiên bản Mitsubishi Outlander 2022.

Là mẫu crossover 7 chỗ đô thị hạng C, Mitsubishi Outlander sở hữu thế mạnh lớn khi được lắp ráp theo hình thức CKD, giá bán mềm, nội thất rộng rãi, tiện nghi, công nghệ an toàn hiện đại… Tuy nhiên, nếu so với các xe cùng phân khúc như Honda CR-V, Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson… thì Outlander lại chưa thật sự nổi bật.

Ở phiên bản facelift gần nhất, Mitsubishi Outlander được tinh chỉnh thiết kế, bổ sung thêm nhiều trang bị mới. Nhưng liệu rằng những nâng cấp này có đủ sức thuyết phục người mua?

Giá xe Mitsubishi Outlander niêm yết & lăn bánh

Mitsubishi Outlander được lắp ráp trong nước với 3 phiên bản: 2.0 CVT, 2.0 CVT Premium, 2.4 CVT Premium.

Giá xe Mitsubishi Outlander dao động từ 825.000.000 VNĐ đến 1.100.000.000 VNĐ. Dưới đây là bảng giá chi tiết tham khảo cho từng phiên bản.

*Kéo bảng sang phải để xem đầy đủ thông tin

Phiên bản Outlander Giá niêm yết Giá lăn bánh Hà Nội Giá lăn bánh HCM Giá lăn bánh Hà Tĩnh Giá lăn bánh tỉnh
2.0 CVT 825.000.000 VNĐ 959.000.000 VNĐ 942.000.000 VNĐ 931.000.000 VNĐ 923.000.000 VNĐ
2.0 CVT Premium 950.000.000 VNĐ 1.101.000.000 VNĐ 1.082.000.000 VNĐ 1.072.000.000 VNĐ 1.063.000.000 VNĐ
2.4 CVT Premium 1.100.000.000 VNĐ 1.254.000.000 VNĐ 1.232.000.000 VNĐ 1.224.000.000 VNĐ 1.213.000.000 VNĐ

Điểm mới

  • Trang bị gói an toàn chủ động thông minh
  • Bổ sung phanh tay điện tử hỗ trợ tính năng giữ phanh tự động

Ưu điểm

  • Giá bán cạnh tranh
  • Form xe cứng cáp, vững chãi
  • Trang bị ngoại nội thất hiện đại, tiện nghi trong tầm giá
  • Không gian rộng rãi, hàng ghế thứ ba rộng hơn một số đối thủ
  • Động cơ – hộp số êm ái, nước ga đầu tăng tốc tốt
  • Nhiều công nghệ an toàn tiên tiến

Nhược điểm

  • Thiết kế hơi “già”, nội thất chưa được tinh tế
  • Khả năng tăng tốc chưa ấn tượng
  • Hệ thống treo mềm, xe hơi bồng bềnh khi chạy tốc độ cao
Đánh giá

Đánh giá ngoại thất

Là mẫu ô tô đầu tiên áp dụng ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield, Mitsubishi Outlander đã thoát được cái dáng hình mông lung, khó nhận diện thương hiệu trước đây. Mẫu xe trở nên ấn tượng hơn với những đường nét mạnh mẽ. Dynamic Shield đã khoác lên Outlander một diện mạo thể thao, nam tính, đem đến nhiều cảm giác của sự an toàn, vững chãi.

Tuy nhiên nhiều người lại không đánh giá cao thiết kế Mitsubishi Outlander như những “người anh em” khác cùng nhà như Mitsubishi Xpander, Mitsubishi Triton hay Mitsubishi Pajero Sport. Có lẽ bởi những mẫu xe trên đi sau trong việc áp dụng ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield nên có sự cải tiến mang nhiều nét độc đáo hơn. Trong khi kể từ bản nâng cấp đổi thiết kế mới vào năm 2016 thì đến nay tổng thể kiểu dáng của Outlander vẫn gần như giữ nguyên, chỉ tinh chỉnh nhẹ qua các lần nâng cấp.

ngoai that mitsubishi outlander 1

Kích thước và trọng lượng

Kích thước tổng thể Outlander có thông số lần lượt là 4.695 x 1.800 x 1.710 mm. Kèm theo đó là chiều dài cơ sở 2.670.

So với những đối thủ cùng phân khúc như Hon CR-V (4.691 x 1.866 x 1.681 mm), hay Mazda CX-5 (4.550 x 1.840 x 1.680 mm) Outlander chỉ thua thiệt về chiều rộng. Chiều dài và chiều cao Outlander đều nhỉnh hơn hẳn. Nhờ vậy, mẫu xe 7 chỗ nhà Mitsubishi có khoảng trống để chân khá thoải mái.

Đầu xe

Mitsubishi Outlander vẫn thu hút mặt ca-lăng mạ chrome sáng bóng. Cụm đèn trước vuốt nhọn kết nối kiền mạch với lưới tản nhiệt tạo thành một vòng cung ôm trọn đầu xe.

Mitsubishi Outlander vẫn thu hút mặt ca-lăng mạ chrome sáng bóng
Mitsubishi Outlander vẫn thu hút mặt ca-lăng mạ chrome sáng bóng

Cụm đèn trước

Ở phiên bản Premium, hệ thống đèn toàn bộ full LED bao gồm đèn chiếu xa/gần, chiếu sáng ban ngày và cả đèn sương mù. Còn bản Outlander 2.0 thường vẫn dùng đèn chiếu xa/gần, đèn sương mù Halogen. Cả hai phiên bản đều được trang bị cảm biến bật/tắt đèn tự động. Riêng bản Premium có thêm tính năng điều chỉnh độ cao đèn tự động, đèn pha tự động, đèn sương mù LED.

Trong lần nâng cấp, hốc đèn sương mù Mitsubishi Outlander được lắp thêm nẹp chrome tạo điểm nhấn. Cản trước cùng màu với thân xe nhưng vẫn có chạy viền chrome ở hốc gió dưới góp phần tăng cảm giác cứng cáp.

Mitsubishi Outlander 2.0 Premium được trang bị đèn full LED
Mitsubishi Outlander 2.0 Premium được trang bị đèn full LED

Thân xe

Thân xe Mitsubishi Outlander trông rất trường dáng và săn chắc nhờ những đường dập gân sắc sảo chạy thẳng kết nối từ đèn trước ra đến phía sau.

Thân xe Mitsubishi Outlander trông rất trường dáng và săn chắc
Thân xe Mitsubishi Outlander trông rất trường dáng và săn chắc

Gương và cửa

Cửa kính sau tối màu là trang bị tiêu chuẩn. Khung dưới cửa sổ viền chrome. Tay nắm cửa mạ chrome. Phần dưới cũng có thêm nẹp chrome. Gương chiếu hậu Outlander cùng màu thân xe, được tích hợp đầy đủ các tính năng chỉnh điện, gập điện, đèn báo rẽ. Đặc biệt có thêm tính năng sưởi.

Mâm và lốp

Xe vẫn tiếp tục sử dụng bộ mâm 18 inch đa chấu mới sang trọng.
Xe vẫn tiếp tục sử dụng bộ mâm 18 inch đa chấu mới sang trọng.

Đuôi xe

Đuôi xe Mitsubishi Outlander duy trì thiết kế đầy đặn, khá đơn giản. Cụm đèn hậu LED đồ hoạ đẹp mắt.

Đuôi xe Mitsubishi Outlander duy trì thiết kế đầy đặn, khá đơn giản
Đuôi xe Mitsubishi Outlander duy trì thiết kế đầy đặn, khá đơn giản

Màu xe

Mitsubishi Outlander có 5 màu gồm: đen, trắng, xám, nâu và đỏ.

Đánh giá nội thất Mitsubishi Outlander

Nội thất Mitsubishi Outlander mang đậm phong cách quen thuộc của xe Nhật, đơn giản và thực dụng. Tuy nhiên nhờ sử dụng vật liệu nhựa mềm giả da, cộng thêm các ốp trang bị hoạ tiết carbon nên cảm giác đem lại cũng khá sang trọng.

Nội thất Mitsubishi Outlander mang đậm phong cách quen thuộc của xe Nhật, đơn giản và thực dụng
Nội thất Mitsubishi Outlander mang đậm phong cách quen thuộc của xe Nhật, đơn giản và thực dụng

Khu vực lái

Khu vực lái xe Mitsubishi Outlander không thay đổi. Vô lăng 3 chấu, bọc da, tích hợp đầy đủ các phím chức năng. Cả hai phiên bản đều được trang bị lẫy chuyển số sau vô lăng.

Các trang bị hỗ trợ như phím điều khiển trên vô lăng, đàm thoại rảnh tay, điều khiển hành trình Cruise Control, chìa khoá thông minh & khởi động nút bấm, gương chiếu hậu chống chói tự động… đều là trang bị tiêu chuẩn. Đặc biệt, Outlander cũng được trang bị phanh tay điện tử và giữ phanh tự động. Đây là một ưu điểm lớn với mẫu xe 7 chỗ của nhà Mitsubishi.

Ghế ngồi và khoang hành lý

Với dung tích cabin đạt mức hơn 3.600 lít, giới chuyên môn đánh giá Mitsubishi Outlander sở hữu không gian nội thất rộng rãi nhất nhìn phân khúc. Hai phiên bản đều được trang bị ghế bọc da. Riêng bản Premium có bọc da vân kim cương lạ mặt.

Hàng ghế trước Mitsubishi Outlander mặt đệm rộng, ôm thân người ngồi. Ghế lái và ghế phụ điều chỉnh điện 8 hướng. Phiên bản Premium có thêm tựa lưng chỉnh điện và sưởi. Ghế trước có thể ngả 180 độ, tạo thành một mặt phẳng liền mạch với ghế sau. Đây chắc chắn là một điểm cộng với một mẫu xe thiên về gia đình như Outlander.

Hàng ghế trước Mitsubishi Outlander mặt đệm rộng, ôm thân người ngồi
Hàng ghế trước Mitsubishi Outlander mặt đệm rộng, ôm thân người ngồi

Hàng ghế thứ hai Mitsubishi Outlander rộng rãi, có bệ để tay tích hợp đựng cốc trung tâm. Đầy đủ tựa đầu 3 vị trí nhưng tất cả đều ở dạng tựa đầu thấp. Hàng ghế này có khoảng trượt khá lớn. Chỗ để chân và không gian trần đều thoáng. Hàng ghế thứ hai có thể ngồi 3 người trưởng thành rất ổn dù trong các chuyến đi dài.

Hàng ghế thứ ba trên Mitsubishi Outlander cũng như nhiều mẫu xe cấu hình 5+2 khác chỉ đóng vai trò là hàng ghế phụ. Hàng ghế này có hai tựa đầu, mặt ghế và mặt lưng phẳng. 

So với một số đối thủ như Nissan X-Trail hay Honda CR-V, hàng ghế thứ ba của Outlander rộng hơn về khoảng duỗi chân và không gian trần. Do đó hàng ghế này không chỉ phù hợp với trẻ em mà người lớn cao trên 1,7 m cũng có thể ngồi vừa vặn.

Hàng ghế thứ ba của Outlander rộng hơn về khoảng duỗi chân
Hàng ghế thứ ba của Outlander rộng hơn về khoảng duỗi chân

Về khoang hành lý, khó thể đòi hỏi một mẫu xe crossover 5+2 như Mitsubishi Outlander sở hữu khoang hành lý rộng. Khoang hành lý Outlander đạt 128 lít bao gồm cả ngăn đồ ẩn dưới mặt sàn. Muốn để đồ nhiều hơn người dùng cần gập các hàng ghế.

Hàng ghế thứ hai có thể gập phẳng linh hoạt theo tỷ lệ 6:4 và hàng ghế thứ 3 thì 5:5. Nếu gập phẳng hàng ghế thứ ba, khoang hành lý tăng lên 477 lít. Nếu gập cả hai hàng ghế sau, khoang hành lý được mở rộng tối đa lên 1.608 lít.

Tiện nghi

Trong lần nâng cấp mới nhất, Mitsubishi Outlander facelift được chuyển sang sử dụng màn hình giải trí trung tâm 8 inch. Thiết kế vẫn kiểu âm taplo. Âm thanh 6 loa. Xe có đầy đủ kết nối USB, AUX, Bluetooth, Android Auto/Apple CarPlay, đàm thoại rảnh tay…

Mitsubishi Outlander dùng điều hoà tự động hai vùng độc lập. Hàng ghế sau có cửa gió riêng và cổng USB. Ngoài ra, xe cũng được trang bị kính điện 1 chạm chống kẹt, tay nắm cửa trong mạ chrome. Riêng bản Outlander Premium có thêm trang bị cốp sau chỉnh điện và cửa sổ trời.

noi that mitsubishi outlander 5

Đánh giá an toàn Mitsubishi Outlander

Đúng như tiêu chí an toàn hàng đầu mà hãng xe ô tô Mitsubishi muốn hướng đến, Outlander xứng đáng là một trong các mẫu xe 7 chỗ phổ thông an toàn nhất khi đạt chứng nhận an toàn IIHS Top Safety Pick+ liên tục trong 5 năm. Đồng thời cũng lọt vào top 10 xe crossover an toàn nhất.

Sự thành công này chủ yếu đến từ việc Mitsubishi Outlander sở hữu khung gầm RISE có các vùng mềm chủ động. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống an toàn chủ động thông minh với hàng loạt tính năng an toàn hiện đại như: cảnh báo & giảm thiểu va chạm phía trước, cảnh báo điểm mù, cảnh báo lệch làn đường, hỗ trợ chuyển làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang…

Ngoài ra, Outlander cũng các tính năng an toàn quen thuộc như: hệ thống phanh ABS – EBD – BA, cân bằng điện tử, khởi hành ngang dốc, kiểm soát chân ga khi phanh, camera lùi, cảm biến đỗ xe, 7 túi khí…

Đánh giá vận hành Mitsubishi Outlander

Mitsubishi Outlander chỉ dùng duy nhất động cơ xăng 2.0L DOHC MIVEC (4B11) cho công suất cực đại 145 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 196 Nm tại 4.200 vòng/phút. Hộp số sử dụng hộp số tự động vô cấp CVT, dẫn động cầu trước.

Động cơ và hộp số

*Kéo bảng sang phải để xem đầy đủ thông tin

Thông số kỹ thuật Outlander 2.0 2.0 Premium
Động cơ 2.0L Xăng 2.0L Xăng
Hộp số CVT CVT

Khối động cơ 2.0L cho công suất tối đa 145 mã lực trên Mitsubishi Outlander được đánh giá “vừa đủ dùng”. Outlander 2.0L không quá mạnh mẽ nhưng đủ đem đến sự thoải mái khi di chuyển trong phố – môi trường hoạt động chính của các mẫu xe crossover đô thị. Trên các cung đường đèo núi, Outlander 2.0L cho cảm giác xe hơi gồng.

Đi trong phố, Mitsubishi Outlander lướt đi nhẹ nhàng, êm ái. Chân ga không quá trễ. Nước ga đầu tăng tốc tốt nên đi dải tốc thấp cho cảm giác xe khá nhanh nhẹn. Cộng thêm bán kính vòng quay tối thiểu chỉ 5,3 m giúp Outlander di chuyển trên phố linh hoạt hơn.

Ra đường lớn, vì có trọng lượng không tải chỉ nặng hơn 1.500 kg nên động cơ nạp khí tự nhiên 2.0L vẫn “đủ xài”. Khả năng tăng tốc Outlander ở mức ổn. Không ấn tượng nhưng cũng không làm người lái quá kiêng dè mỗi khi cần vượt. Khó thể đòi hỏi yếu tố thể thao, chạy bốc ở đây. Bàn về một mẫu xe 7 chỗ gia đình đô thị tầm giá 1 tỷ đồng thì ở phương diện vận hành Mitsubishi Outlander đã làm ở mức khá tốt.

Di chuyển ở các cung đường đèo núi, với 6 người ngồi, Mitsubishi Outlander cho cảm giác hơi gồng. Động cơ gầm to khi nhấn ga sâu nhưng khả năng tăng tốc vẫn chưa nhanh. Sẽ khó thể thực hiện các pha vượt dứt khoát trên các cung đường đèo dốc, nhất là khi xe chở 5 – 6 người.

Cảm giác lái Mitsubishi Outlander không hề tệ. Nó chỉ làm người ta liên tưởng đến hình ảnh một người trung niên chững chạc đã qua cái tuổi bốc đồng. Đúng y như cái cảm giác tương tự khi ta nhìn vào thiết kế ngoại thất và nội thất của Outlander.

Hầu hết giới chuyên môn đều đánh giá Mitsubishi Outlander sở hữu một hộp số CVT làm tốt nhiệm vụ của mình. Đặc biệt ở dải tốc thấp, hộp số hoạt động êm ái và mượt mà. Vô lăng Mitsubishi Outlander được tích hợp lẫy chuyển số nhưng đúng như dự đoán, người dùng không nên kỳ vọng nhiều về cảm giác thể thao trên mẫu crossover gia đình đô thị này.

Vô lăng

Mitsubishi Outlander sử dụng trợ lực lái điện. Theo một số người dùng, vô lăng Outlander khá nhẹ. Điều này giúp việc đánh lái trong phố rất nhẹ nhàng và linh hoạt. Tuy nhiên khi chạy xe ở dải tốc cao hay đi qua các cung đường xấu, người lái vẫn thích một vô lăng nặng, chắc tay hơn. Với các pha chuyển hướng đột ngột khi chạy vận tốc cao, người lái cần chú ý nhiều.

Hệ thống treo, khung gầm

Ở lần nâng cấp năm 2020, Mitsubishi Outlander được hãng ô tô Nhật tinh chỉnh lại hệ thống treo, bố trí thanh cân bằng có kích thước vừa phải. Điều này giúp xe êm ái hơn ở dải tốc thấp, việc dập tắt dao động không bị cụt. Thể hiện rõ khi xe di chuyển qua các gờ giảm tốc, ổ gà hay cua gấp, người ngồi ít bị ảnh hưởng hơn, từ đó giảm tình trạng say xe. Khi xe vào cua, hiện tượng thân xe nghiêng vẫn còn khá rõ nhưng tình trạng thiếu lái cũng chỉ bị khi vào cua tốc độ cao.

Mẫu xe CUV 7 chỗ của Mitsubishi sử dụng khung gầm RISE. Loại khung gầm này được dùng nhiều thép gia cường nên giúp tăng độ cứng cho khung xe. Ở dải tốc cao, Outlander vận hành khá đằm.

Khả năng cách âm

Đa số đều đánh giá Mitsubishi Outlander có khả năng cách âm nổi bật trong phân khúc. Khi di chuyển trong phố, xe cách âm môi trường tốt. Khoang cabin yên tĩnh, tách biệt được những tạp âm ồn ào bên ngoài. Ở dải tốc cao, khả năng cách âm Outlander thật sự tốt. Cách âm gầm và khoang động cơ rất ổn. Tiếng ồn máy chỉ lọt vào cabin nhiều khi đạp thốc ga đột ngột.

Khả năng cách âm tốt trên Outlander cho thấy chất lượng bản nhập khẩu đã được duy trì tốt ở phiên bản lắp ráp trong nước với 100% linh kiện nhập khẩu này.

Mức tiêu hao nhiên liệu

Mức hao xăng Outlander thực tế trên đường hỗn hợp rơi vào tầm 7 – 8 lít/100km. Mức tiêu hao nhiên liệu Mitsubishi Outlander được đánh giá tương đối tiết kiệm. 

*Kéo bảng sang phải để xem đầy đủ thông tin

Mức tiêu hao nhiên liệu Outlander (lít/100km) Hỗn hợp Trong đô thị Ngoài đô thị
2.0 CVT 8,4 10,8 7,22
2.0 CVT Premium 8,48 11,21 6,89
2.4 CVT Premium Chưa công bố Chưa công bố Chưa công bố

Các phiên bản Mitsubishi Outlander

Mitsubishi Outlander có 3 phiên bản:

  • 2.0 CVT
  • 2.0 CVT Premium
  • 2.4 CVT Premium

Nên mua Mitsubishi Outlander phiên bản nào? 

So sánh Outlander 2.0 CVT và 2.0 CVT Premium, giá bản thường thấp hơn bản Premium hơn 120 triệu đồng. Với mức chênh lệch giá tiền lớn như trên thì không lạ khi trang bị bản thường lại thua kém bản Premium khá nhiều như: đèn trước full LED, cốp điện, cửa sổ trời, đặc biệt là hệ thống an toàn chủ động thông minh…

Theo giới chuyên môn đánh giá, Mitsubishi Outlander là mẫu xe chủ yếu hướng nhóm khách hàng gia đình. Do đó, các tính năng tiện nghi và an toàn sẽ thường được chú trọng nhiều. Vì thế phiên bản Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium sẽ là lựa chọn hợp lý hơn. Giá bán Outlander 2.0 CVT Premium tuy cao hơn bản thường không ít nhưng so với mặt bằng chung vẫn khá mềm.

Trong phân xe crossover hạng C, Mitsubishi Outlander chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ như: Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson

Đánh giá của người dùng Mitsubishi Outlander

Dưới đây là những đánh giá thực tế từ người dùng mà chúng tôi thu thập được trên internet.

Anh Triệu: “Con này nhìn ngang và đầu rất đẹp, nhìn dài, gọn và sang, mình đã rất ấn tượng khi thấy nó chạy ngoài đường, nhìn sang vãi, còn Toyota Cross, CX5  không đẹp và sang như em này.”

Anh Thanh Tùng: “Riêng mình thì thấy quá đẹp sang, cứng cáp.”

Anh Phương Ngô: “Nhiều bác khó tính thật. Em thấy xe này quá đẹp, nhất là màu đỏ. Bản STD tiêu chuẩn lăn bánh có 850 củ.”

Lỗi xe Mitsubishi Outlander

Theo Báo Thanh Niên, vào tháng 5/2021 90 chiếc xe Mitsubishi Outlander được triệu hồi vì lỗi bơm nhiên liệu. Những mẫu xe bị triệu hồi có thời gian sản xuất từ 16/5/2019 –  23/7/2019.

Theo Báo Mới, vào tháng 5/2023 Mitsubishi triệu hồi 89.907 chiếc Outlander vì lỗi camera lùi. Những chiếc xe bị triệu hồi thuộc đời 2022 – 2023.

Có nên mua Mitsubishi Outlander?

Phải thừa nhận rằng Mitsubishi Outlander không phải là một mẫu xe có thế mạnh nào đó thật sự nổi trội trong phân khúc xe tầm giá 900 triệu đồng. Tuy nhiên, Outlander lại hội tụ được nhiều yếu tố “đủ dùng” như rộng rãi đủ dùng, vận hành đủ dùng, bền bỉ có và an toàn cao. Trong khi giá bán còn rất cạnh tranh.

Mặt khác, dù là xe lắp ráp trong nước nhưng Mitsubishi Outlander vẫn được đánh giá cao về chất lượng, ngang ngửa với xe nhập khẩu do được lắp ráp từ 100% linh kiện nhập khẩu.

Nếu đang muốn tìm một mẫu xe 7 chỗ gia đình đô thị đặc thù với phong cách chững chạc, vận hành nhẹ nhàng, bền bỉ và tiết kiệm, công nghệ an toàn hiện đại… đặc biệt mức giá bán dưới 1 tỷ đồng thì Mitsubishi Outlander là ứng cử viên rất đáng tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về Mitsubishi Outlander

Mitsubishi Outlander giá lăn bánh bao nhiêu?

Trả lời: Giá lăn bánh Mitsubishi Outlander từ 923.000.000 VNĐ.

Mitsubishi Outlander có số sàn không?

Trả lời: Mitsubishi Outlander không có bản số sàn, tất cả các phiên bản đều dùng hộp số CVT.

Mitsubishi Outlander có mấy dàn lạnh?

Trả lời: Mitsubishi Outlander có điều hoà 2 dàn lạnh.

Xe Outlander có máy dầu không?

Trả lời: Mitsubishi Outlander không có bản máy dầu, chỉ có các bản động cơ xăng.

Mitsubishi Outlander có ồn không?

Trả lời: Mitsubishi Outlander có khả năng cách âm khá nổi bật trong phân khúc. Xe không ồn nhiều khi chạy tốc độ cao.

Mitsubishi Outlander có bền không?

Trả lời: Mitsubishi Outlander đến từ thương hiệu ô tô Nhật Bản có tiếng. Tuy xe được lắp ráp trong nước nhưng theo dạng CKD (100% linh kiện nhập khẩu) nên chất lượng không thua kém nhập khẩu. Theo người dùng đánh giá Outlander có độ bền cao, ít hư hỏng vặt, bảo dưỡng không quá phức tạp.

Thông số Kỹ thuật

Dòng xe
SUV
Số ghế
7
Kích thước
4,695 x 1,800 x 1,710 mm
Động cơ
4B11 DOHC MIVEC
Hộp số
CVT
Dẫn động
FWD
Các phiên bản xe
Loại động cơ
4B11 DOHC MIVEC.
Dung tích xi lanh
1.998 cc
Công suất tối đa
145/6,000 (Ps/rpm)
Mô men xoắn tối đa
196/4,200 (Nm/rpm)
Chế độ lái
Không
Hệ thống truyền động
FWD
Hộp số
CVT INVECS III - Sport-mode
Trợ lực lái
Trợ lực điện
Hệ thống treo trước/sau
Kiểu MacPherson với thanh cân bằng/Đa liên kết với thanh cân bằng
Phanh
Đĩa thông gió/Đĩa
Dung tích bình nhiên liệu
63 (lít)
Dài x rộng x cao
4,695 x 1,800 x 1,710 (mm)
Chiều dài cơ sở
2,670 (mm)
Khoảng sáng gầm xe
190 (mm)
Bán kính quay vòng tối thiểu
5,300 (mm)
Trọng lượng không tải
1.555 (kg)
Dung tích khoang hành
128 (lít)
Đèn trước
LED, projector
Đèn pha tự động
Đèn chạy ban ngày
LED
Đèn sương mù
LED
Đèn sau
LED
Hệ thống rửa đèn pha
Gương chiếu hậu
Chỉnh điện/Gập điện/Tích hợp đèn báo rẽ/Sưởi
Cảm biến bật/tắt gạt mưa tự động
Gạt nước kính sau
Sưởi kính sau
Giá đỡ hành lý trên mui xe
Cánh lướt gió đuôi xe
Ốp cản trước/sau thiết kế mới
Ốp vè cùng màu thân xe
Ốp đèn sương mù mạ Chrome
Hệ thống rửa đèn pha
Lốp
225/55R18
Màu nội thất
Đen
Vô lăng
Bọc da/Điều chỉnh 4 hướng
Màn hình đa thông tin
LCD 7 inch
Chìa khoá thông minh & khởi động bằng nút bấm
Khởi động từ xa
Không
Cruise Control
Phanh tay điện tử
Auto Hold
Ghế
Bọc
Ghế lái
Chỉnh điện 8 hướng
Hàng ghế trước
Ngả 180
Hàng ghế thứ 2
Gập 50:50, 60/40
Hàng ghế thứ 3
gập phẳng hoàn toàn cơ
Sưởi ấm hàng ghế trước
Điều hòa
Tự động 2 vùng độc
Cửa gió hàng ghế sau
Màn hình giải trí
8 inch
Âm thanh
6 loa
Kết nối Apple CarPlay/Android Auto
Đàm thoại rảnh tay
Điều khiển giọng nói
Đàm thoại rảnh tay và điều khiển bằng giọng nói
Lẫy chuyển số
Kính cửa điều khiển điện
Kính cửa điều chỉnh một chạm lên/xuống, chống kẹt
Cửa sổ trời
Sạc không dây
Không
Cốp điện
Không
Túi khí
7
Phanh ABS, EBD, BA
Cân bằng điện tử
Kiểm soát lực kéo
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Hỗ trợ phòng tránh va chạm điểm mù
Không
Hỗ trợ phòng tránh va chạm với người đi bộ
Không
Hỗ trợ giữ làn đường
Không
Hệ thống cảnh báo lệch làn đường
Hỗ trợ thay đổi làn đường
Giới hạn tốc độ MSLA
Cảm biến áp suất lốp
Cơ cấu căng đai tự động
Hệ thống cảnh báo điểm mù
Hệ thống cảnh báo và giảm thiểu va chạm phía trước
Hỗ trợ thay đổi làn đường
Hệ thống kiểm soát chân ga khi phanh
Khoá cửa từ xa
Chức năng chống trộm
Cảm biến
Trước & Sau
Camera lùi

Xe cùng phân khúc

Honda CR-V 2024
Honda CR-V
Ra mắt: 10/2023
Khoảng giá: 1,0 tỷ - 1,2 tỷ
Mazda CX-5
Mazda CX-5
Ra mắt: 07/2023
Khoảng giá: 759 triệu - 979 triệu
Hyundai Tucson 2024
Hyundai Tucson
Ra mắt: 10/2024
Khoảng giá: 769 triệu - 989 triệu

Xe cùng Hãng

Mitsubishi Attrage
Mitsubishi Attrage
Ra mắt: 02/2021
Khoảng giá: 380 triệu - 490 triệu
Mitsubishi Outlander
Mitsubishi Outlander
Ra mắt: 02/2022
Khoảng giá: 825 triệu - 1,1 tỷ
Mitsubishi Pajero Sport
Mitsubishi Pajero Sport
Ra mắt: 11/2023
Khoảng giá: 1,1 tỷ - 1,3 tỷ
Mitsubishi Xforce
Mitsubishi Xforce
Ra mắt: 01/2024
Khoảng giá: 599 triệu - 705 triệu
Mitsubishi Triton
Mitsubishi Triton
Ra mắt: 11/2021
Khoảng giá: 650 triệu - 905 triệu

Phụ kiện xe

Bạt phủ ô tô, bạt che nắng, chống nắng ô tô loại nào tốt?
Bạt phủ ô tô, bạt che nắng, chống nắng ô tô loại nào tốt?
Bạt phủ ô tô loại nào tốt? Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bạt phủ, tuy nhiên không phải...
Rèm che nắng, tấm chắn nắng ô tô loại nào tốt? Nên mua loại nào?
Rèm che nắng, tấm chắn nắng ô tô loại nào tốt? Nên mua loại nào?
Hiện có rất nhiều loại rèm che nắng, tấm che nắng cửa ô tô như: hút chân không, hút nam châm, rèm...
Đèn LED ô tô là gì? Những loại đèn LED ô tô phổ biến
Đèn LED ô tô là gì? Những loại đèn LED ô tô phổ biến
Để tăng sáng ô tô, độ đèn LED, Bi Xenon… cho đèn pha, đèn gầm, đèn mí, đèn nội thất ô tô đang là...
Thảm lót sàn ô tô nỉ, cao su, da 3D, 4D, 5D, 6D loại nào tốt nhất?
Thảm lót sàn ô tô nỉ, cao su, da 3D, 4D, 5D, 6D loại nào tốt nhất?
Thảm lót sàn cao su, trải sàn da silimi, thảm 3D – 4D, thảm cao cấp 5D – 6D… nên mua thảm lót...
8 Cách chống nóng xe ô tô hiệu quả giữa trời nắng đổ lửa
8 Cách chống nóng xe ô tô hiệu quả giữa trời nắng đổ lửa
Có nhiều cách chống nóng cho ô tô, trong đó sử dụng bạt phủ, tấm chắn nắng, rèm che nắng, dán phim...
Bình luận
Xem nhanh
Back To Top
Tìm