Khi nào nên thay dây curoa cam ô tô?

Nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu cần thay dây curoa cam ô tô gấp, để dây đai bị trượt, đứt thì động cơ sẽ bị hư hại nghiêm trọng.

Dây đai cam là gì?


Dây đai cam (hay dây curoa cam) có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu bên trong động cơ ô tô, giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau để đảm bảo mỗi xy lanh nổ vào thời điểm chính xác nhất.

Xem thêm:

Dây đai cam có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau
Dây đai cam có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau

Thông thường, dây đai cam ô tô được sản xuất bằng cao su có bố nylon bên trong để tăng cường sức chịu. Một số dòng xe dung tích lớn dùng dây xích truyền động để thay thế. Tuy nhiên công dụng và vai trò không khác nhau. Tuổi thọ của xích truyền động thường cao hơn dây đai cao su.

Khi nào nên thay dây curoa cam ô tô?


Trong suốt thời gian diễn ra các kỳ nạp – nén – nổ – xả, dây curoa cam hoạt động liên tục để bánh răng trục cam được xoay vòng sao cho ăn khớp với trục khuỷu động cơ. Nếu dây curoa cam bị mòn, nứt, vỡ… sẽ gây trượt, khiến hoạt động của trục cam và trục khuỷu không còn đồng bộ với nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho động cơ xe. Các van, pít tông có thể bị bẻ cong, thậm chí tình huống xấu nhất là bị phá hủy hoàn toàn.

Hầu hết nhà sản xuất đều có khuyến cáo khi nào nên thay dây curoa cam. Tuy nhiên tuổi thọ dây curoa cam cũng tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động và điều kiện hoạt động của động cơ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây nên sớm kiểm tra dây curoa cam:

Động cơ bị ồn

Dây curoa cam giúp đồng bộ sự chuyển động của trục khuỷu và trục cam. Trục cam có nhiệm vụ vận hành xu-páp và cò mổ để bơm nhiên liệu vào buồng đốt cũng như đưa khí xả ra cổ xả động cơ. Trục khuỷu hoạt động dựa trên chuyển động của các pít tông thông qua tay biên. Do đó, khi dây curoa cam bị mòn, trượt, hoạt động của động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra tiếng ồn từ bên trong động cơ. Động cơ ồn cũng là dấu hiệu của các lỗi thường gặp như áp suất dầu thấp, động cơ bị thiếu dầu bôi trơn…

Xem thêm:

Khi dây curoa bị mòn, trượt, hoạt động của động cơ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Khi dây curoa bị mòn, trượt, hoạt động của động cơ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Mất lửa động cơ (bỏ máy)

Dây curoa đang gặp vấn đề là một trong các nguyên nhân khiến động cơ bị mất lửa hay bị bỏ máy. Bởi khi dây curoa cam bị trượt trên trục cam sẽ khiến quá trình đánh lửa động cơ không thể hoạt động chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng một xi lanh mở hoặc đóng sai thời điểm, gây ra hiện tượng bỏ máy. Nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ động cơ, khiến vòng tua máy bất ổn, xe tăng tốc yếu

Động cơ không quay

Dây đai cam bị đứt sẽ khiến động cơ không quay. Đây là tình huống nghiêm trọng nhất. Bởi dây đai cam bị đứt có thể kéo theo nhiều hư hỏng khác bên trong. Nếu xe đang chạy mà dây đai cam bị đứt rủi ro cao các bộ phận như cò mổ, xu-páp, cần đẩy, bơm dầu… sẽ gặp trục trặc theo.

Xem thêm:

Dây đai cam bị đứt sẽ khiến động cơ không quay
Dây đai cam bị đứt sẽ khiến động cơ không quay

Dầu động cơ bị rò rỉ

Hãy kiểm tra dây curoa cam ngay khi thấy hiện tượng có dầu nhớt xe bị rò rỉ ra bên ngoài nắp bảo vệ dây đai cam. Nguyên nhân thường do nắp bảo vệ của dây đai cam đã bị mòn, nứt vỡ hoặc ngay từ đầu đã bị lắp sai. Nắp bảo vệ này vốn được cố định chặt chẽ bằng ốc vít và bu lông, tuy nhiên vẫn có thể bị hỏng hóc. Sự cố rò rỉ dầu động cơ ảnh hưởng rất lớn bởi dây đai cam có thể bị mòn nhanh, tăng nguy cơ bị đứt bất ngờ.

Văn Minh

Bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

*