Vè che mưa ô tô: Những điều phải biết trước khi mua

Có nên lắp vè che mưa? Làm sao để mua được vè che mưa vừa bền, vừa rẻ lại đảm bảo an toàn khi sử dụng?

Vè che mưa có tác dụng gì?


Vè che mưa (tiếng Anh gọi là “wind deflector” hay “rain guard”) là một loại thanh dài bản nhỏ, đóng vai trò như mái che thường được lắp ở viền mép trên của cửa kính xe ô tô. Tác dụng chính của vè che mưa là làm đổi hướng các luồng gió chạy dọc thân xe, tránh mưa hất vào trong nội thất xe ô tô nếu kính hạ.

Bên cạnh tác dụng chính trên, vè che mưa còn giúp:

  • Che nắng, tránh nóng, giảm nhiệt: Vè che mưa giúp hạn chế được một phần nhiệt lượng và bức xạ từ mặt trời chiếu vào xe cũng như người ngồi trong xe.
  • Giảm bụi bẩn: Việc thay đổi hướng gió giúp hạn chế bụi bẩn từ bên ngoài bay vào xe nếu hạ kính.
  • Giảm ồn: Ứng dụng khí động học, vè che mưa giúp giảm được tiếng ồn của gió nếu chạy xe tốc độ cao.
  • Tăng thẩm mỹ, mang đến cảm giác sang trọng, thể thao hơn.
Vè che mưa có nhiều tác dụng khi xe bạn đi dưới trời mưa ướt
Tác dụng chính của vè che mưa là làm đổi hướng các luồng gió chạy dọc thân xe

Vè che mưa loại nào tốt?


Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vè che mưa khác nhau. Điều này mang đến nhiều sự lựa chọn song cũng gây không ít khó khăn khi lựa chọn. Theo kinh nghiệm mua vè che mưa ô tô, khi chọn vè che mưa, người mua cần lưu ý:

Về vật liệu

Về chất liệu, hầu hết các loại vè che mưa cho xe phổ thông thường được sản xuất từ nhựa. Trong đó có 2 loại nhựa chính bao gồm:

  • Vè che mưa Antistatic Acrylic (Mica)

Nhựa Antistatic Acrylic (hay còn gọi là Mica) là một loại nhựa dẻo, trong, có thể lấy ánh sáng nên thường dùng để sản xuất gạt mưa. Vè chè mưa nhựa Mica có khả năng xuyên sáng cao, ưu điểm nhẹ, bề mặt phẳng mịn, bóng đều óng ánh… Đặc biệt, giá vè che mưa nhựa Mica rẻ nhất trong các loại vè che mưa ô tô.

Tuy nhiên vè che mưa nhựa Mica lại có nhược điểm rất kỵ nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ nóng lạnh liên tục… Các yếu tố này dễ khiến vè che mưa nhựa Mica nhanh xuống cấp, bị bạc màu, giòn dễ gãy, vỡ…

Giá vè che mưa nhựa Mica thường dao động từ 200.000 – 400.000 đồng/bộ.

  • Vè che mưa nhựa ABS

Nhựa ABS (hay Acrylonitrin Butadien Styren) là một loại nhựa nhiệt có ưu điểm dẻo dai cao, khả năng chịu va đập tốt, khả năng chịu nhiệt tốt… Ngoài ra nhựa ABS còn có độ cứng và rắn cao nhưng lại không giòn, tuổi thọ cao. Do đó các loại vè che mưa ô tô nhựa cao cấp thường được sản xuất từ nhựa ABS.

Dù giá vè che mưa nhựa ABS có thể cao hơn vè Mica nhưng bù lại độ bền cao hơn. Do đó khi mua vè che mưa oto nên ưu tiên chọn loại vè nhựa ABS.

Giá vè che mưa nhựa ABS thường dao động từ 400.000 – 800.000 đồng/bộ.

Xem thêm:

Về khả năng xuyên sáng

Khả năng xuyên sáng chính là phần ánh sáng có thể xuyên qua vè che mưa. Dù chỉ là một thanh bản nhỏ lắp trên viền cửa số nhưng thực tế vè che mưa vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến ánh sáng trong xe. Nếu vè che mưa oto có khả năng xuyên sáng quá thấp hoặc không thể xuyên sáng sẽ khiến nội thất ô tô tối hơn, nhất là các thời điểm trời hửng nắng hay xế chiều.

Vè che mưa WeatherTech được đánh giá cao bởi người dùng làm từ nhựa acrylic
Dù chỉ là một thanh bản nhỏ lắp trên viền cửa số nhưng thực tế vè che mưa vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến ánh sáng trong xe

Bên cạnh đó, khả năng xuyên sáng của vè che mưa cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái. Bởi chỉ cần thông thoáng vài cm cũng giúp người lái dễ quan sát hơn, hạ thấp tối đa điểm mù nguy hiểm. Ngược lại nếu dùng vè che mưa có khả năng xuyên sáng thấp, vùng mù tăng, người lái sẽ bị hạn chế ở một số điểm nhất định.

Trên thị trường hiện có các loại vè che mưa: vè che mưa nhựa trong, vè che mưa nhựa đục và vè che mưa xi inox/mạ chrome. Vè che mưa nhựa đục và vè che mưa xi inox/mạ chrome có độ xuyên sáng rất thấp nên sẽ làm tối xe và cản tầm nhìn. Ngược lại vè che mưa nhựa trong có độ xuyên sáng cao giúp người lái có tầm quan sát rộng hơn.

Xem thêm:

Hạn chế chọn vè che mưa mạ crom vì có thể vè che khuất tầm nhìn
Không nên chọn vè che mưa mạ chrome bởi sẽ gây tối xe và cản tầm nhìn

Do đó, khi mua vè che mưa ô tô nên ưu tiên chọn vè che mưa nhựa trong. Nếu muốn cản sáng nhiều có thể chọn màu tối tuy nhiên vẫn nên có độ xuyên sáng nhất định để có thể quan sát rõ diễn biến quanh xe. Nếu chủ xe thích loại vè che mưa xi inox hoặc mạ chrome có thể chọn loại vè che mưa nhựa viền chỉ inox hoặc mạ chrome phía trên thay vì chọn xi inox hoặc mạ chrome toàn thân.

Kinh nghiệm mua vè chưa mưa


  • Chú ý mẫu xe, đời xe

Khi mua vè che mưa xe hơi cần chú ý đến mẫu xe và đời xe. Bởi mỗi mẫu xe đều có kích thước, thiết kế cửa xe khác nhau. Thậm chí các yếu tố này còn khác ở các đời xe trên cùng một mẫu. Do đó để lắp vè che mưa chuẩn xác nhất về kích thước và kiểu dáng, người mua nên cung cấp rõ thông tin mẫu xe và đời xe cho người bán.

  • Ưu tiên vè che mưa có sẵn keo 3M

Các loại vè che mưa cao cấp thường được tích hợp sẵn keo 3M. Do đó khi mua vè che mưa, bạn nên chú ý đến vấn đề này. Có sẵn keo 3M bạn có thể tự dán tại nhà mà không mất tiền mua keo. Ngoài ra do vè che mưa thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nên một số loại keo thông thường khác khó thể kết dính chắc chắn.

Vè che mưa chín hãng Nissan sử dụng băng keo 3M để gắn lên ô tô
Vè che mưa cao cấp thường có sẵn keo dán 3M

Cách lắp vè che mưa ô tô


Đối với vè mới mua, nếu là người yêu thích kỹ thuật, bạn có thể “ship” vè che mưa và tự lắp. Thực tế, việc lắp vè che mưa không khó. Cách lắp vè che mưa ô tô:

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt vị trí lắp vè để đảm bảo lớp keo được bám dính tốt nhất. Nếu đã từng lắp qua vè che mưa, chỗ lắp bị bám dính keo cũ có thể dùng khăn tẩm vài giọt xăng hoặc dầu để lau sạch.

Bước 2: Ướm thử vè che mưa lên vị trí chuẩn bị lắp. Kiểm tra lần cuối xem đã chọn chính xác vè đúng vị trí hay chưa (bởi 1 bộ thường có 4 vè cho 4 cửa), vị trí lắp vè che mưa đã khớp hay chưa…

Bước 3: Mở một nửa keo dán, từ ấn mạnh vè vào xe. Tiếp đến dán tới đâu thì tháo keo tới đó.

Sau khi lắp vè che mưa nên hạn chế chạy xe tốc độ cao, tốt nhất nên tránh sử dụng xe trong vòng 24 tiếng đồng hồ để keo có thể gian bám dính chắc chắn trên xe.

Qua một thời gian dài sử dụng, lớp keo gắn vè che mưa có thể bị lão hóa khiến độ gắn kết của vè với xe giảm đi làm lỏng vè, rơi vè… Để khắc phục nên nhẹ nhàng tháo hẳn vè ra, dùng xăng hoặc dầu lau sạch phần keo cũ sau đó dán lại bằng keo mới.

Minh Hùng

Bình luận