Vệ sinh ghế da ô tô, xử lý phục hồi ghế bị nứt, rách, mốc… không quá khó và hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Cách vệ sinh làm sạch ghế da/nỉ ô tô bị bẩn, bị mốc
Do thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi từ quần áo người ngồi nên ghế xe ô tô rất dễ bị ẩm, bị bám bẩn… Nếu không được vệ sinh ghế sẽ bị mốc, có mùi khó chịu… Theo các chuyên gia nên vệ sinh ghế da xe ô tô định kỳ 3 – 4 lần/năm. Riêng ghế nỉ do dễ hút ẩm và bám bẩn hơn nên có thể vệ sinh thường xuyên hơn.
Hiện nay có rất loại dung dịch vệ sinh làm sạch ghế ô tô chuyên dụng. Sử dụng các loại dung dịch này giúp việc vệ sinh ghế trở nên đơn giản và hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Chuẩn bị:
- Dung dịch vệ sinh ghế da ô tô chuyên dụng nếu là ghế bọc da hoặc dung dịch vệ sinh ghế nỉ nếu là ghế bọc nỉ
- 2 – 3 khăn microfiber
- Bọt biển
- Bàn chải mềm
Hướng dẫn vệ sinh làm sạch ghế xe ô tô:
Bước 1: Hút bụi ghế xe
Dùng máy hút bụi mini hút bụi nệm ghế. Chú ý hút kỹ ở các khe nệm, có thể kết hợp sử dụng cọ quét để làm sạch hơn. Khi đưa ống hút bụi vào gần mặt ghế chú ý nhẹ tay tránh làm trầy xước mặt da.
Bước 2: Vệ sinh ghế xe
Xịt dung dịch vệ sinh ghế ô tô chuyên dụng lên bề mặt ghế. Dùng bọt biển hoặc khăn microfiber để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt ghế. Trong trường hợp ghế bị ố vàng, bẩn nhiều, mốc nặng… thì sử dụng bàn chải mềm chà nhẹ để làm sạch dễ hơn.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi bọc lại ghế da ô tô
- Có nên bọc trần ô tô không?
Nếu ghế xe có lỗ thông hơi thì không nên xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt ghế da. Thay vào đó hãy xịt dung dịch lên khăn hay bàn chải rồi lau hoặc chà lên ghế.
Khi vệ sinh ghế xe nên vệ sinh từ trên xuống dưới. Bắt đầu vệ sinh tựa đầu, tựa lưng và cuối cùng là đệm ngồi. Đừng quên làm sạch cả các mặt xung quanh đệm ngồi.
Bước 3: Lau khô
Sau khi loại bỏ sạch các vết bẩn trên bề mặt ghế, dùng khăn microfiber khô lau sạch ghế.
Lưu ý khi vệ sinh ghế xe ô tô:
Cần kiểm tra xem loại chất liệu bọc ghế xe ô tô là gì? Ví dụ như là da hay nỉ? Nếu là da thì là loại da gì? Mặt ghế có lỗ thông hơi hay không. Tốt nhất nên tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng xe. Trong sách này thường có hướng dẫn và các lưu ý cần tránh khi vệ sinh ghế xe ô tô.
Không sử dụng nước rửa chén, bột giặt quần áo… để vệ sinh ghế xe. Ngay cả khi pha loãng cũng không được. Vì các loại này có hàm lượng chất tẩy cao, tính kiềm cao, sẽ khiến da bị ăn mòn, khô, nứt nẻ…
Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh ghế xe ô tô chuyên dụng để tránh làm hại da ghế. Tốt nhất nên mua các loại dung dịch vệ sinh ghế đến từ các thương hiệu lớn như 3M, Sonax, Wurth… Tránh mua các loại dung dịch vệ sinh giá rẻ, không có thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Xem thêm:
- Cách vệ sinh nội thất ô tô hiệu quả
- Cách làm sạch kính ố lâu ngày, tẩy cặn canxi trên kính xe ô tô
Cách bảo dưỡng ghế da ô tô
Sau khi vệ sinh sạch ghế xe ô tô để bề mặt da bóng đẹp và bền hơn nên thực hiện thêm bước bảo dưỡng da.
Chuẩn bị:
- Chất bảo dưỡng ghế da ô tô chuyên dụng (ở dạng xi, sáp, kem, dung dịch… đều được)
- Khăn microfiber
- Bọt biển
Hướng dẫn bảo dưỡng ghế da ô tô:
Bước 1: Thử trước dung dịch trên da
Trước khi sử dụng trên diện rộng cần thoa thử ít dung dịch lên một vùng da chỗ khuất. Sau đó dùng bọt biển hay khăn lau nhẹ. Đợi tầm 15 – 30 phút xem dung dịch có làm hại hay biến đổi màu da không. Nếu không mới tiếp tục bước bảo dưỡng chính.
Bước 2: Thoa dung dịch bảo dưỡng lên ghế
Thoa dung dịch bảo dưỡng lên bề mặt ghế da. Lưu ý chỉ thoa một lớp mỏng, tránh thoa lớp quá dày sẽ làm da bị nhờn, bóng. Thoa đến đâu thì dùng khăn microfiber hoặc bọt biển đánh bóng đến đó để dung dịch thấm vào da. Hãy đánh bóng da theo chuyển động tròn tương tự như máy đánh bóng.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi rửa xe ô tô để tránh hại xe
- Hướng dẫn xử lý kính lái bị xước đúng cách
- Cách sửa cửa kính ô tô bị kẹt
Lưu ý khi bảo dưỡng ghế xe ô tô:
Sau mỗi lần vệ sinh ghế da nên thêm bước bảo dưỡng ghế da để giữ độ ẩm cần thiết cho da, tránh da bị khô, nứt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng, bảo dưỡng quá nhiều. Chỉ nên bảo dưỡng 2 – 3 lần/năm.
Nên tìm mua các loại sáp/kem/dung dịch/xi bảo dưỡng ghế da ô tô chất lượng đến từ các thương hiệu lớn. Tránh mua hàng giá rẻ trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cách xử lý ghế da ô tô bị nứt
Ghế da được dùng với tần suất cao, thường xuyên phải chịu ma sát nên dễ bị mài mòn, sờn cũ, nhăn, rạn nứt sau nhiều năm sử dụng. Nếu không sớm xử lý ghế da ô tô bị nứt thì vết nứt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến bong tróc, thậm chí rách.
Hiện nay trên thị trường không chỉ có các loại kem, sáp, gel trám vết nứt da mà còn có cả bộ dụng cụ sửa chữa, phục hồi ghế da ô tô bị nứt chuyên dụng. Bạn có thể mua bộ dụng cụ này về và tự xử lý ghế da bị nứt tại nhà.
Chuẩn bị:
- Chất trám vết nứt ghế da (kem, gel hoặc sáp)
- Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng
- Kéo nhỏ
- Khăn siêu mịn
Hướng dẫn phục hồi ghế da ô tô bị nứt:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt ghế da, loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi, chất bẩn… Đảm bảo bề mặt da ghế khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Nếu bề mặt ghế da bị nứt có dấu hiệu bong tróc sần sùi thì dùng kéo để tỉa chỉ tưa, sau đó mài bằng giấy nhám chuyên dùng.
Bước 3: Thoa kem trám kín các vết nứt.
Bước 5: Dùng giấy nhám chuyên dụng chà nhám đến khi phần trám vết nứt phẳng và đồng đều với vùng da xung quanh.
Bước 6: Dùng khăn ẩm lau sạch bụi sau khi chà nhám
Bước 7: Dùng khăn siêu mịn để thoa chất tạo màu lên vùng vừa trám nứt.
Xem thêm:
- Cách đánh bóng đèn pha ô tô
- Độ đèn ô tô có bị phạt không?
- Đánh bóng ô tô có làm hại sơn xe không?
Những lưu ý khi xử lý ghế da ô tô bị nứt:
Trên thị trường có sẵn kem sửa vết nứt ghế da với nhiều màu khác nhau. Có thể chọn mua màu phù hợp với màu ghế da xe. Như vậy sẽ đỡ mất công phun sơn ghế da sau khi trám vết nứt.
Khi đánh bóng ghế da chỉ sử dụng giấy nhám chuyên dụng dành để đánh bóng da. Giấy nhám có rất nhiều loại với độ mịn khác nhau. Giấy nhám dùng để đánh bóng da có độ mịn cao sẽ ít làm mài mòn bề mặt da.
Cách xử lý ghế da ô tô bị rách
So với ghế da bị nứt, phục hồi ghế da bị rách khó hơn. Tuy nhiên với những vết rách nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Sau đây là cách xử lý ghế da ô tô bị rách theo đường thẳng.
Chuẩn bị:
- Chất trám ghế da (kem, gel hoặc sáp) có màu giống màu ghế
- Miếng vá ghế da
- Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng
- Kéo nhỏ
- Khăn siêu mịn
Hướng dẫn phục hồi ghế da ô tô bị rách:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt ghế da, loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi, chất bẩn… Đảm bảo bề mặt da ghế khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Nếu các mép vết rách bị tưa chỉ thì dùng kéo tỉa cho gọn gàng.
Bước 3: Đưa miếng vá luồn vào bên dưới vết rách. Cẩn thận nhỏ keo dán các mép miếng vá vào vùng da xung quanh, sử dụng máy sấy để keo nhanh khô.
Bước 4: Dùng dao phết chất trám da lên miếng lót, phết từng lớp một. Sau khi lớp này khô mới phết lớp tiếp theo. Phết chất trám da đến khi nó hơi chồng lên vùng da xung quanh một lớp mỏng thì dừng. Để nhanh khô có thể dùng máy sấy.
Bước 5: Dùng giấy nhám chà nhám bề mặt vừa vá. Chà nhám đến khi thấy phần vá phẳng, đồng đều với phần da xung quanh. Khi chà nhám chú ý hạn chế chà nhám bề mặt da xung quanh. Có thể sử dụng keo dán bọc bảo vệ xung quanh.
Bước 6: Dùng khăn ẩm lau sạch bụi sau khi chà nhám.
Bước 7: Tô màu chỗ vừa vá. Dùng khăn siêu mịn để thoa chất tạo màu lên vùng vừa vá vết rách.
Xem thêm:
- Phủ gầm ô tô có tác dụng gì?
- Có nên phủ ceramic cho ô tô không?
- Phủ nano kính lái có thực sự giúp chống bám nước?
Cách xử lý ghế da ô tô bị thủng lỗ to
Nếu ghế da xe bị rách thủng lỗ to thì cách xử lý sẽ phức tạp hơn. Bởi khi này cần một miếng da trùng khớp chính xác với loại da, màu da, vân da ghế xe để tạo nên sự đồng bộ. Sau đây là cách xử lý ghế da ô tô bị rách thủng lỗ to.
Chuẩn bị:
- Chất trám ghế da (kem, gel hoặc sáp) có màu giống màu ghế
- Miếng da trùng khớp với da ghế
- Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng
- Máy sấy tóc
- Kéo nhỏ
- Khăn siêu mịn
Hướng dẫn phục hồi ghế da ô tô bị rách thủng lỗ to:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt ghế da, loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi, chất bẩn… Đảm bảo bề mặt da ghế khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Nếu các mép vết rách bị tưa chỉ thì dùng kéo tỉa cho gọn gàng.
Bước 3: Đo lỗ thủng bị rách trên ghế da, có thể sử dụng giấy để vẽ. Sau đó cắt miếng da vá theo kích thước và hình dạng tương ứng sao cho lắp vừa vào lỗ thủng.
Bước 4: Đặt một miếng giấy sáp luồn dưới lỗ thủng. Giấy sáp sẽ giúp mút ghế không bị cứng nếu keo dán miếng da vá có chảy xuống mút.
Bước 5: Đặt miếng da vá vào lỗ thủng (nằm đè lên giấy sáp). Bơm keo xung quanh mép để miếng vá liên kết chặt vào vùng da xung quanh.
Cách bảo quản ghế ô tô
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là một trong các nguyên nhân khiế ghế da nhanh phai màu, phồng rộp, nứt nẻ… Do đó khi đậu xe nếu hạn chế đậu xe dưới trời nắng. Trong trường hợp bất khả kháng thì nên trang bị tấm che nắng kính lái hoặc bạt phủ ô tô để che nắng cho xe, tránh để ghế da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Bảo dưỡng ghế da 6 tháng/lần
Da ghế bị khô sẽ dễ phồng rộp, nứt nẻ, bong tróc… Do đó nên bảo dưỡng ghế da định kỳ 6 tháng/lần để giúp giữ độ ẩm cần thiết cho da.
Tránh các vật sắc nhọn
Chìa khoá, bút, dao kéo, dụng cụ sửa xe… có thể cà trầy xước hoặc đâm rách thủng ghế da, ghế nỉ. Do đó nên tránh để các vật sắc nhọn này lên ghế, tốt nhất nên để ở cốp sau xe.
Duy Nguyễn