Dán phim PPF ô tô là gì? Ưu nhược điểm khi dán phim PPF cho xe ô tô

Dán phim PPF ô tô không những giúp bảo vệ xe khỏi trầy xước mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho xế cưng.

Dán phim PPF ô tô là gì?


Dán phim PPF ô tô là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc dán phim PPF ô tô ta nên hiểu rõ về khái niệm PPF. Vậy PPF là gì? Như tên gọi của mình, PPF (Paint Protection Film) là một lớp màng phim mỏng được dán ở bên ngoài của bất cứ bề mặt sơn của xe hoặc đồ vật nào đó. Lớp phim này có tác dụng bảo vệ hoặc hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài lên bề mặt chất liệu được dán, tránh gây trầy xước hoặc bạc màu sơn.

PPF là một lớp phim mỏng được dán lên bề mặt đồ vật giúp bảo vệ lớp sơn khỏi tác động từ bên ngoài
PPF là một lớp phim mỏng được dán lên bề mặt đồ vật giúp bảo vệ lớp sơn khỏi tác động từ bên ngoài

Vậy dán phim PPF ô tô là một dạng phim được sản xuất với công dụng bảo vệ lớp sơn xe luôn sáng bóng như mới, hạn chế bụi và các chất bẩn bám dính. Ngoài ra, phim PPF còn có có khả năng chống tia UV, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi bên trong xe.

Phim PPF được cấu tạo từ các lớp màng acrylic, polyurethane hoặc urethane nên có tính dẻo dai và chịu nhiệt tốt. Ngoài việc bảo vệ lớp sơn xe bên ngoài khỏi va chạm, chà sát, phim PPF còn có thể dùng để bảo vệ phần nội thất bên trong xe như bảng taplo, các khu vực ốp nhựa, ốp gỗ khác luôn sạch sẽ, sáng bóng như mới.

Dán phim PPF giúp bảo vệ lớp sơn xe khỏi bụi bẩn, va quẹt và tia UV
Dán phim PPF giúp bảo vệ lớp sơn xe khỏi bụi bẩn, va quẹt và tia UV

Dán phim PPF cho ô tô cũng giống như việc mặc áo mưa khi trời mưa vậy. Điều này giúp xe và người ngồi bên trong được bảo vệ tốt hơn khỏi các tác nhân bên ngoài.

Cấu tạo PPF ô tô

Tấm phim bảo vệ ô tô PPF có cấu tạo bởi 5 lớp chính:

  • Lớp PET bảo vệ phim (protect film): Đóng vai trò bảo vệ các lớp bên trong. Khi thực hiện quy trình dán phim lớp này sẽ được bóc ra.
  • Lớp phủ trên cùng (top coat layer): là lớp trên cùng sau khi bóc lớp phim bảo vệ. Lớp này giúp mang lại hiệu ứng bóng bẩy cho tấm dán PPF.
  • Lớp vật liệu cơ bản (base material): Là lớp nền giúp lan tỏa tác động khi bị va đập. Đồng thời, lớp cấu tạo này cũng có khả năng ngăn cản nhiệt lượng và loại bỏ tia UV.
  • Lớp keo dính (adhesive layer): Có chức năng giúp tấm PPF bám chặt vào bề mặt các vị trí cần dán. Lớp keo càng tốt càng giúp tăng khả năng bám dính và phòng tránh tối đa các tình trạng phồng rộp, bong tróc. Lớp keo này còn có tính năng giúp phân rã lực va đập.
  • Lớp PET bảo vệ keo: Lớp phủ này có chức năng giữ gìn tình trạng tốt nhất cho lớp keo kết dính. Khi thực hiện quy trình dán phim lớp này sẽ được bóc ra.
Cấu tạo PPF ô tô
Cấu tạo PPF ô tô

Có nên dán phim PPF cho xe ô tô?


Mặc dù giá thành của phim PPF có hơi cao nhưng với việc lưu thông ở Việt Nam như hiện tại thì chủ xe thường cân nhắc các lựa chọn bảo vệ xe. Ở các vùng đô thị, lưu lượng xe cao đặc biệt là vào những giờ cao điểm nên khả năng va quẹt là không thể nào tránh khỏi. Đối với các loại PPF cao cấp, sản phẩm có tính năng tự phục hồi vết xước nên dán phim PPF cho xe ô tô là một hình thức bảo vệ xe rất đáng để cân nhắc.

Nhiều loại PPF cao cấp có khả năng tự phục hồi vết xước ở một mức độ nhất định
Nhiều loại PPF cao cấp có khả năng tự phục hồi vết xước ở một mức độ nhất định

Ngoài ra, dán phim PPF cho xe ô tô có tác dụng bảo vệ bề mặt sơn khỏi tia UV, nước, dễ dàng làm sạch, tránh các tác nhân ăn mòn. Với nhiều ưu điểm như trên thì chắc hẳn việc dán phim PPF cho ô tô là một sự đầu tư rất cần thiết trong khi thời gian sử dụng thì rất dài. Chưa dừng lại ở đó, dán PPF cho bề mặt sơn bên ngoài không bị phai màu bởi tác động của thời tiết, giúp xe giữ nguyên giá trị sau nhiều năm tháng.

Dán phim PPF ô tô bao nhiêu tiền?


Tùy vào từng loại phim PPF và tùy từng thương hiệu mà giá dán phim PPF ô tô có thể dao động trong khoảng 8 – 90 triệu đồng tương ứng với độ bền từ 2 – 10 năm.

Dán phim PPF ô tô loại nào tốt?


Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phim PPF cho ô tô. Trong đó 3 loại chính có thể kể đến như:

Phim PPF – PVC

PVC được làm từ  polymer và được xem là loại phim PPF đầu tiên trên thị trường. Loại phim này có cấu tạo cứng nên khả năng bảo vệ xe khỏi những va chạm mạnh tốt. Tuy nhiên, vì chất liệu cứng nên phim PVC cũng cần một lớp keo chắc chắn để có thể bám dính tốt trên bề mặt xe.

Phim PPF - PVC có cấu tạo cứng bảo vệ xe khỏi va chạm mạnh tốt
Phim PPF – PVC có cấu tạo cứng bảo vệ xe khỏi va chạm mạnh tốt

Lớp keo PVC thường dễ bị oxy hóa, có hiện tượng ngả vàng sau một thời gian sử dụng từ 1 đến 2 năm. Chi phí dán cho loại phim PPF – PVC nằm ở mức 8 – 15 triệu đồng.

Phim PPF – TPH

Phim TPH được làm từ vật liệu polyurethanes. Ưu điểm của loại phim này là độ cứng tốt, chất lượng keo khá ổn và dễ dán hơn phim PVC. Phim PPF – TPH có độ bền sử dụng từ 3 – 4 năm, chi phí nằm ở mức 20 – 30 triệu đồng.

Phim PPF - TPH có chất lượng keo ồn và độ cứng tốt
Phim PPF – TPH có chất lượng keo ồn và độ cứng tốt

Phim PPF – TPU

Phim TPU làm từ vật liệu Thermoplastic polyurethane. Nó được xem là “bước tiến mới” của dòng phim PPF khi tập hợp được các ưu điểm từ 2 dòng phim TPH và PVC. Loại phim này có độ bền, bám dính, khả năng chống oxy hóa tốt nhất hiện nay. Với khả năng đàn hồi tuyệt vời, TPU có thể tự “lành” vết xước.

Phim PPF - TPU có khả năng đàn hồi tốt và tự lành vết xước
Phim PPF – TPU có khả năng đàn hồi tốt và tự lành vết xước

Chi phí dán phim PPF – TPU cũng tỉ lệ thuận với những ưu điểm kể trên khi dao động từ 40 – 90 triệu đồng cùng với độ bền 5 -10 năm.

Nên dán phim PPF ở những vị trí nào?

Ngoài việc dán phim PPF ở những vị trí bên ngoài xe, dễ va quẹt, dính bụi bẩn cao thì ta nên dán phim PPF ở những vị trí khác có giá trị cao trên ô tô như: Ốp nội thất, gương chiếu hậu, cản sau, cụm đèn pha, bệ bước chân ở cửa, cản trước…

Có thể dán PPF ở phần nội thất ô tô
Có thể dán PPF ở phần nội thất ô tô

Ưu nhược điểm khi dán phim PPF


Ưu điểm

Như đã nói ở trên, khi dán phim PPF cho xe ô tô sẽ giúp bảo vệ xe khỏi trầy xước hay va quệt. Ngoài ra, lớp phim PPF còn giúp ngăn chặn tia UV, dễ làm sạch bề mặt dán khỏi bụi bẩn, dễ tẩy rửa, có tính bảo vệ cao lên đến 5 – 7 năm. Dán PPF còn có thể nâng cao tính thẩm mỹ, giá trị của xe.

Dán phim PPF giúp xe giữ được giá trị sau nhiều năm
Dán phim PPF giúp xe giữ được giá trị sau nhiều năm

Nhược điểm

Nhược điểm rõ ràng nhất của dán phim PPF cho ô tô chính là giá thành rất cao. Để có thể dán full xe, người chủ thường phải bỏ ra chi phí từ 8 – 90 triệu đồng. Điều quan trọng nhất là nếu người dán PPF không có kỹ thuật thì lớp sơn xe rất dễ bị ảnh hưởng. Vậy nên lưu ý khi dán PPF đó chính là nên sử dụng loại phim có xuất xứ rõ ràng và chủ nhân nên đưa xe đến những showroom uy tín để có thể “chăm sóc” xe kỹ càng hơn.

Quy trình dán PPF cho ô tô

Quy trình dán PPF chuẩn cho ô tô được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Kiểm xa tình trạng xe: Nhân viên kỹ thuật thực hiện quy trình kiểm tra tình trạng bề mặt cần dán kỹ lưỡng và báo cáo lại với khách hàng.

Bước 2. Làm sạch và xử lý bề mặt: Rửa xe bằng xà phòng và dùng khăn khô lau lại. Xử lý những vết trần xước (nếu có). Bước này cần đảm bảo bề chuẩn bị dán PPF sạch hoàn toàn bụi bẩn.

Làm sạch và xử lý bề mặt xe trước khi dán PPF
Làm sạch và xử lý bề mặt xe trước khi dán PPF

Bước 3. Cắt PPF: Kỹ thuật viên cắt miếng dán PPF bằng máy cắt chuyên dụng sao cho phù hợp với từng vị trí cần dán trên xe ô tô như: thân xe, đèn xe, mui xe…

Bước 4. Bắt đầu dán PPF: Kỹ thuật tháo lớp bảo vệ phim và làm ướt tấm PPF bằng loại dung dịch chuyên dụng.

Bước 5. Dán PPF: Thực hiện bước dán tấm PPF bảo vệ lên xe và điều chỉnh vị trí cho chính xác.

Dán PPF
Dán PPF

Bước 6. Gạt bỏ dung dịch giữa PPF và bề mặt ô tô: Nhân viên kỹ thuật dùng dụng cụ gạt nước loại bỏ lớp dung dịch, nếp gấp, bọt khí khỏi bề mặt xe.

Gạt bỏ dung dịch giữa PPF và bề mặt ô tô
Gạt bỏ dung dịch giữa PPF và bề mặt ô tô

Bước 7. Thúc đẩy quá trình kết dính: Nếu có súng bắn nhiệt chuyên dụng kỹ thuật viên sẽ dùng để cải thiện khả năng bám dính của tấm dán PPF và bề mặt xe.

Nên dán phim PPF hay phủ ceramic


Nhiều tài xế thường hay băn khoăn giữa việc nên dán phim PPF hay phủ ceramic cho xế cưng của mình. Trong khi cả hai chất liệu đều có chức năng bảo vệ xe tương tự nhau nhưng PPF lại có giá thành cao hơn nhiều. Vậy thì lựa chọn nào là tốt hơn?

Nên dán phim PPF hay phủ ceramic
Nên dán phim PPF hay phủ ceramic

Khi dùng phim PPF, các bộ phận của sẽ được phủ lên một lớp màng trong suốt. Điều này giúp xe được bảo vệ khỏi bụi, nước, hiệu quả chống trầy xước mạnh. Còn phủ ceramic chính là dùng một lớp dung dịch mỏng, phủ lên bề mặt của các bộ phận trên xe. Điều này cũng góp phần giúp xế cưng trở nên sáng bóng, không bị bám bụi bẩn. Xét về tuổi thọ, phủ ceramic kém hơn PPF…

Nếu so sánh thì có thể thấy được phim PPF chuyên sâu hơn về khả năng bảo vệ khỏi trầy xước còn ceramic sẽ thiên về tính đánh bóng sơn xe. Vậy nên tùy vào nhu cầu và kinh phí của mỗi người sẽ có sự lựa chọn thích hợp cho riêng mình.

Phủ ceramic có giá thành rẻ hơn dán phim PPF
Phủ ceramic có giá thành rẻ hơn dán phim PPF

Trên thực tế, ta cũng có thể kết hợp cả 2 phương pháp này bằng cách dán ppf trước cho xe, sau đó phủ Ceramic lên PPF nhưng cần dùng loại Ceramic tích hợp mới có thể làm được.

Phương Lâm


Một số câu hỏi khác về dán phim PPF

Dán phim PPF cho ô tô có bị phạt hay không?

Trả lời: Dán phim PPF cho ô tô không bị phạt vì nó không làm thay đổi bất cứ đặc tính nào của xe.

Thời gian dán phim PPF cho toàn xe là bao lâu

Trả lời: Thời gian dán phim PPF cho toàn xe nằm trong khoảng 2-4 ngày kể cả thời gian đợi phim khô.

Sau khi dán PPF, bao lâu xe có thể rửa xe?

Trả lời: Sau khi dán PPF và chờ cho keo khô thì 2 ngày sau có thể rửa xe tuy nhiên hạn chế tác động mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến lớp phim.

Gỡ lớp PPF ra có ảnh hưởng đến xe không?

Trả lời: Gỡ lớp PPF ra không có ảnh hưởng đến xe. Tuy nhiên chủ xe nên đến các địa chỉ uy tín để kỹ thuật viên chuyên nghiệp kiểm tra để có hướng xử lý thích hợp với tình trạng xe lúc đó.

Sau bao lâu nên thay phim PPF 1 lần?

Trả lời: Thời hạn bảo hành cho từng loại PPF khoảng 2 – 5 năm nhưng không có thời gian nhất định cho việc thay phim PPF. Tùy với mức độ trầy xước và sử dụng của mỗi người thì thời gian thay cũng khác nhau. Việc dán PPF không bảo vệ xe vĩnh viễn nên chủ xe nên thay phim sau 5 – 10 năm để tránh phần sơn hay ốp gỗ xe bị ảnh hưởng.

Bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

*