Có nhiều nguyên nhân xe đề khó nổ, không nổ máy. Khi ô tô bị tình trạng này cần kiểm tra, xử lý sớm để tránh bị lỗi nghiêm trọng hơn.
Các nguyên nhân xe ô tô đề khó nổ máy
Ắc quy bị yếu
Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ô tô đề khó nổ. Nếu tắt máy xe nhưng quên tắt các thiết bị điện trên xe như đèn xe, điều hoà xe, màn hình xe, loa xe… thì các thiết bị này sẽ vẫn tiếp tục sử dụng điện từ ắc quy để hoạt động.
Trong khi đó, do động cơ đã tắt nên ắc quy sẽ không được nạp điện, dẫn đến ắc quy bị yếu điện, hết điện. Vì vậy đến lúc cần nổ máy xe thì ắc quy sẽ không đủ điện để kích hoạt động cơ, dẫn đến tình trạng xe khó nổ máy hoặc không thể nổ máy. Để xử lý trường hợp này có thể sử dụng bộ kích điện ô tô hoặc nhờ một xe ô tô khác hỗ trợ kích điện.
Bên cạnh đó, các đầu cực ắc quy bị mòn, dẫn đến kết nối kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô đề khó nổ. Các đầu cực của ắc quy sẽ dần dần bị ăn mòn theo thời gian. Tương tự sau nhiều năm sử dụng ắc quy cũng bị yếu dần bởi tuổi thọ có hạn.
Đầu cực bị ăn mòn, ắc quy bị yếu (đến hạn thay mới) sẽ cấp điện hay dẫn điện rất kém khiến ô tô đề khó nổ. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay ắc quy mới càng sớm càng tốt.
Củ đề xe bị lỗi
Hãy lắng nghe âm thanh khi xe nổ máy. Nếu xe oto đề khó nổ đi kèm với tiếng lách cách hay tạch tạch thì khả năng cao là củ đề xe ô tô đã bị lỗi. Thông thường lỗi này sẽ gây hiện tượng xe oto sáng đề khó nổ, xe ô tô khó nổ lúc máy nguội…
Nguyên nhân có thể vì chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề bị hỏng, vả đề bị hỏng hay các mối nối bị hoen gỉ… Để xử lý nên đưa đến garage kiểm tra. Trong trường củ đề xe hỏng nặng tốt nhất nên thay mới.
Xem thêm:
- Nguyên nhân xe bị giật khi lên ga
- Vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý?
Rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi
Khi bơm nhiên liệu (bơm xăng hoặc bơm cao áp) hoặc rơ le bị lỗi, nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đề xe ô tô khó nổ.
Xem thêm:
- Nguyên nhân xe ô tô bị khói đen
- Tại sao xe bị hao nhớt?
- Cách xử lý xe bị chảy dầu
Bugi/bô bin đánh lửa bị trục trặc
Để quá trình đốt nhiên liệu diễn ra trong xy lanh động cơ cần có 3 yếu tố: khí, nhiên liệu và nhiệt. Nếu bô bin đánh lửa ô tô hoặc bugi ô tô bị trục trặc thì buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Đây chính là nguyên nhân khiến xe oto đề không nổ máy hay khó nổ máy, đề dài mới nổ máy.
Xem thêm:
- Khi nào cần thay lọc dầu nhớt ô tô?
- Dầu nhớt ô tô loại nào tốt?
- Xe bị nóng máy nên làm gì?
Kim phun nhiên liệu bị tắc
Để xe ô tô hoạt động cần có nhiên liệu. Khi nhiên nhiên liệu không thể vào hay vào buồng đốt xy lanh động cơ với lưu lượng không đủ thì động cơ xe sẽ không thể hoạt động. Kim phun nhiên liệu trong động cơ thường bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng kim phun bị bẩn gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phun nhiên liệu vào buồng đốt. Vì vậy khi bị lỗi này, xe ô tô thường đề khó nổ, đề chậm nổ.
Xem thêm:
- Thay lọc xăng ô tô cần lưu ý gì?
- Vì sao vòng tua máy tăng cao?
- Cách kiểm tra đèn Check Engine bật sáng
Hệ thống chống trộm/chìa khoá xe bị lỗi
Ngày nay hầu như mẫu xe ô tô nào cũng được trang bị nhiều công nghệ chống trộm như hệ thống báo động, hệ thống mã hóa khoá động cơ… Dù hiếm khi bị lỗi nhưng cũng có trường hợp hệ thống chống trộm bị lỗi làm xe ô tô không đề máy được. Bên cạnh đó với những xe ô tô sử dụng chìa khoá thông mình và khởi động bằng nút bấm, nếu chìa khoá bị hư hỏng hay hết pin thì xe sẽ không thể nổ máy.
Xem thêm:
- Cách chỉnh garanti xe ô tô
- Nguyên nhân áp suất dầu ở mức thấp
Cần số chưa đúng vị trí/chưa đạp phanh (côn)
Trong một số trường hợp, cần số không chuyển về vị trí số P, người lái không đạp chân côn xe (với xe hộp số sàn) hay không đạp chân phanh xe (với xe hộp số tự động) cũng sẽ khiến xe oto đề không nổ máy. Do đó người lái cần nắm rõ về các bước nổ máy xe ô tô đúng cách để quá trình này diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Cách tránh lỗi xe đề khó nổ/không nổ
Để phòng tránh lỗi xe ô tô đề không nổ hay khó nổ nên lưu ý:
- Khi tắt động cơ xe hãy tắt tất cả các thiết bị điện, ngay cả đèn xe
- Thay ắc quy ô tô sau 100.000 km hoặc 4 năm sử dụng
- Kiểm tra, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay bugi sau mỗi 40.000 – 100.000 km
- Kiểm tra, vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km
- Kiểm tra rơ le, bơm nhiên liệu… định kỳ sau mỗi 20.000 km
Trong trường hợp phát hiện xe có dấu hiệu đề máy khó nổ nên chủ động kiểm tra hoặc đưa xe đến garage kiểm tra càng sớm càng tốt.
Minh Anh
xe của em fotuner 2010 gần đây có hiện tượng để 4 ngày ra đề nổ liên đi 90 cây số mình tắt máy đề lại thì có hiện tượng như yếu bình đề ko nổ ,toplo ko hiện đèn báo lỗi .nhờ các anh chẩn đoán dùm